Ngày cập nhật 2024-04-25 07:54:55

Chấm công bằng camera có hiệu quả không khi máy chấm công đã quá quen thuộc?

Máy chấm công quá quen thuộc với lịch sử phát triển hơn 100 năm

Có hơn 60% doanh nghiệp vẫn đang sử dụng máy chấm công vân tay và chưa muốn thay đổi, họ cho rằng không thể có phương pháp chấm công nào tối ưu hơn. Và thông thường, khi nhắc đến thiết bị chấm công thì máy chấm công vân tay sẽ xuất hiện trong đầu chúng ta trước tiên. 

Tại sao việc sử dụng máy chấm công lại trở nên quen thuộc đến thế?

Một phần là do lịch sử tồn tại lâu đời của thiết bị này. Ra đời từ năm 1890 tại Mỹ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, hình thức chấm công đầu tiên qua máy chấm công có tên gọi là máy Bundy để giúp ông chủ các công xưởng ghi nhận giờ làm việc của công nhân. Đây có thể được coi là thiết bị chấm công thẻ giấy đầu tiên. Trải qua hơn 100 năm đến nay, máy chấm công có kết nối máy tính mới ra đời bằng cách chấm công qua vân tay, thẻ từ. 

Thứ hai là do những tiện lợi của các thiết bị này mang lại. Máy chấm công có khả năng ghi lại chính xác thời gian đi và về của nhân viên trong công ty. Nó có chức năng chấm công, thu thập và lưu trữ dữ liệu của nhân viên, công nhân,… tạo ra file báo cáo để phục vụ cho nhiều mục đích quản lý nhân sự liên quan như kiểm soát ra vào, chấm công, tính lương,…

Tuy nhiên, càng ngày các thiết bị chấm công cũ càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Các doanh nghiệp nhận ra chúng và chuyển đến thiết bị tối ưu hơn. 

Máy chấm công đang bộc lộ ngày càng nhiều nhược điểm

1. Mất nhiều thời gian để thiết lập

Toàn bộ quá trình thiết lập và lấy dấu vân tay mất nhiều thời gian. Thậm chí, đối với những công ty có số lượng nhân viên lớn (trên 100 người) thì khoảng thời gian này thật khổng lồ. Chưa kể đến việc nếu doanh nghiệp của bạn là các nhà hàng, quán cafe, trà sữa,... có môi trường làm việc linh hoạt, có cả nhân viên thời vụ và nhân viên chính thức, nhân sự thay đổi thường xuyên. Nên cứ mỗi lần thay đổi nhân sự, người quản lý phải có mặt để thêm/ xóa vân tay của nhân viên trên máy chấm công và hệ thống. 

2. Chỉ phù hợp với các cơ quan công sở

Đối với những công ty có môi trường làm việc ngoài trời, hay các nhân viên lao động chân tay như công ty sơn, công ty xây dựng, công ty hóa chất, công ty về đồ gỗ, nội thất,…Thì việc sử dụng máy chấm công vân tay tỏ ra không hiệu quả. Bởi dấu vân tay của nhân viên hay bị bào mòn, bị tổn thương, có dính bụi hay bám hóa chất sẽ dẫn đến việc máy chấm công khó nhận diện.

Hay như việc lắp máy chấm máy chấm công ngoài trời sẽ khiến máy chấm công phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, hóa chất nên dễ làm hư đầu lọc, giảm tuổi thọ của máy chấm công.

3. Dễ xảy ra gian lận trong chấm công

Trước đây, khi chấm công bằng thẻ giấy/ thẻ từ thì các nhân viên dễ dàng cầm hộ thẻ cho nhau để thực hiện gian lận chấm công. Bộ phận nhân sự rất khó kiểm soát tình hình nên máy chấm công vân tay là thiết bị được lựa chọn để thay thế. 

Nhưng máy chấm công vân tay cũng không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng gian lận trong chấm công. Một nhân viên xác minh bằng nhiều ngón tay hoặc họ có thể sử dụng đất sét, silicon để qua mặt máy chấm công. 

4. Khó khăn trong việc đối chiếu dữ liệu

Với việc sử dụng máy chấm công thì quản lý chỉ có thể biết được thời gian ra/vào của nhân viên vào cuối tháng khi xuất excel, còn nhân viên cũng phải đợi đến lúc nhận lương mới có thể biết được máy chấm công có ghi nhận đúng thời gian ra/vào của họ hay không. 

Khi có khiếu nại xảy ra, bộ phận nhân sự phải truy xuất và đối chiếu dữ liệu. Công việc này rất tốn thời gian và không phải dễ để thực hiện.  

Chấm công bằng camera - Một giải pháp hoàn toàn mới

Quá quen thuộc với các loại máy chấm công vân tay/ máy chấm công thẻ từ/ máy chấm công thẻ giấy nên chúng ta thường mặc định chỉ có những thiết bị này mới có thể hỗ trợ cho việc chấm công.

Bên cạnh đó, sự ứng dụng phổ biến của camera trong lĩnh vực an ninh cũng khiến mọi người khó tưởng tượng đến việc sử dụng thiết bị này như thế nào trong lĩnh vực nhân sự. 

Trong bối cảnh đó, Tanca cho ra mắt tính năng chấm công bằng camera AI đầu tiên tại Việt Nam. Đây là phương thức chấm công hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ thay đổi sẽ thay đổi thói quen chấm công đã tồn tại gần 100 năm.

Bạn có từng mơ đến một thiết bị có thể thực hiện chấm công mà không cần đến sự tương tác của người dùng? Rút ngắn thời gian chấm công xuống thấp nhất để giảm chi phí cơ hội cho doanh nghiệp? Một thiết bị vừa tạo ra một môi trường quản lý thoải mái vừa gia tăng tính kỷ luật cho nhân viên.

Có thể khẳng định: Giải pháp chấm công bằng camera AI sẽ đáp ứng hết những yêu cầu trên.

Hãy cùng tìm hiểu về những hiệu quả mà camera AI mang lại khi được sử dụng cho việc chấm công và vì sao giải pháp này sẽ thay thế hoàn toàn các thiết bị máy chấm công trên thị trường hiện tại. 

Chấm công bằng camera thể hiện sự hiệu quả hơn cả

Camera AI tiếp cận và giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở máy chấm công bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Các bài toán về chấm công, an ninh và tính tự giác của nhân viên đã được giải quyết triệt để bằng công nghệ này. Cụ thể, chấm công bằng camera AI giúp:

- Nhận diện gương mặt chính xác 100%: Giảm tối đa tình trạng gian lận 

- Không cần đến sự tương tác của người dùng: Không còn xảy ra tình trạng quên chấm công. Môi trường làm việc vừa tạo ra không khí thoải mái vừa tăng tính kỷ luật cho nhân viên.

- Thời gian ghi nhận chấm công chưa đến 1 giây: Tiết kiệm hàng ngàn giờ chấm công hàng năm cho doanh nghiệp.

- Ghi nhận và thông báo chấm công theo thời gian thực: Hạn chế tình trạng khiếu nại của nhân viên vào mỗi cuối tháng.

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm