Ngày cập nhật 2025-01-22 13:05:31

Bảng mô tả công việc của một số vị trí trong ngành Nhà hàng - Khách sạn (Phần 2)

Khi khách hàng đến để sử dụng các dịch vụ của nhà hàng - khách sạn thì các nhân viên trong nhà hàng - khách sạn là một trong những đối tượng mà khách hàng tiếp xúc nhiều nhất. Những bộ phận này giúp cho khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và nhận được các dịch vụ tốt nhất từ lúc bắt đầu sử dụng các dịch vụ cho đến khi thanh toán. Vì thế, vai trò và ảnh hưởng của các nhân viên này đối với nhà hàng là cực kỳ lớn. 

Nhận thấy sự thành công của bất cứ nhà hàng - khách sạn nào cũng phụ thuộc nhiều vào các nhân viên đến từ nhiều vị trí khác nhau. Mỗi bộ phận là một mắt xích quan trọng để tạo nên thương hiệu cho công ty. 

Do vậy các vị trí này lúc nào cũng cần sở hữu kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng thái độ nhiệt tình để khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Bài viết sau đây sẽ nêu chi tiết các nhiệm vụ quan trọng của từng bộ phận thông qua bản mô tả công việc.  

1. Barista 

Barista

Barista là người pha chế cafe, thức uống không cồn và tạo hình nghệ thuật trên bề mặt thức uống đó. Cụ thể, vị trí này sẽ đảm nhận các đầu việc sau:

🔺Thực hiện các công việc đầu ca

- Tuân thủ quy định về đồng phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng trước mỗi ca làm việc.

- Vệ sinh khu vực quầy bar, lau cửa kính, ly tách, dụng cụ pha chế, bổ sung đá viên, gọt hoa quả, cắt tỉa đồ trang trí, sơ chế những loại nguyên liệu cần thiết theo quy định.

- Kiểm tra các dụng cụ phục vụ, thiết bị pha chế, thiết bị điện,… đảm bảo không bị hư hỏng, bể vỡ, sứt mẻ. Nếu có phải báo cáo với quản lý để đề ra hướng xử lý kịp thời.

🔺Sử dụng các dụng cụ pha chế hợp lý

- Điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy xay, máy pha café.

- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc, nguyên liệu phục vụ cho pha chế.

- Vệ sinh và bảo quản cà phê, dụng cụ máy móc sau ca làm việc.

- Giữ gìn vệ sinh khu pha chế theo tiêu chuẩn nhất định.

🔺Trực tiếp pha chế các loại thức uống

- Làm công việc chuyên môn của một barista, trong đó có những kỹ thuật cơ bản như: xay, nén cafe, đánh sữa, tạo hình,…

- Tư vấn đồ uống cho khách theo sở thích và khả năng chi trả, từ đó mang lại đồ uống làm cho khách hài lòng khi thưởng thức.

- Tiếp nhận và xử lý sự cố phát sinh liên quan đến đồ uống pha chế trong ca làm việc.

🔺Thực hiện các công việc cuối ca

- Thu dọn và vệ sinh toàn bộ khu vực quầy pha chế, đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng, đúng vị trí quy định.

- Kiểm đến số lượng, đảm bảo số liệu thực tế trùng khớp với số lượng còn lại trên sổ sách.

- Lập các báo cáo nhập hàng, nhận hàng, báo cáo bán hàng,… theo quy định. Khóa các tủ đựng thức uống đóng chai/ lon, thức uống pha sẵn và các loại tủ khác trước khi kết thúc ca ra về (nếu là ca cuối).

- Bàn giao và kết thúc ca làm việc.

🔺Các công việc khác

- Tìm tòi sáng tạo ra đồ uống mới, những kỹ thuật tạo hình Latte Art mới

- Báo cáo với quản lý hoặc chủ cửa hàng nếu sự cố vượt quá phạm vi quyền hạn

- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề khi được phân công.

2. Bartender 

Bartender

Bartender là nhân viên pha chế tại quầy, có nhiệm vụ tạo ra các loại thức uống có cồn (chủ yếu là cocktail, mocktail,…) để phục vụ khách hàng tại quầy bar của các nhà hàng, khách sạn, quán Café, quán Bar, club hay Pub. Cụ thể, vị trí này sẽ đảm nhận các đầu việc sau:

🔺Thực hiện các công việc đầu ca

- Tuân thủ quy định về đồng phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng trước mỗi ca làm việc.

- Vệ sinh khu vực quầy bar, lau cửa kính, ly tách, dụng cụ pha chế, bổ sung đá viên, gọt hoa quả, cắt tỉa đồ trang trí, sơ chế những loại nguyên liệu cần thiết theo quy định.

- Kiểm tra các dụng cụ phục vụ, thiết bị pha chế, thiết bị điện,… đảm bảo không bị hư hỏng, bể vỡ, sứt mẻ. Nếu có phải báo cáo với quản lý để đề ra hướng xử lý kịp thời.

🔺Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế

- Định kỳ hoặc đột xuất tiếp nhận và kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu như hoa quả, rượu, syrup,… đảm bảo trùng với số liệu trên hóa đơn.

- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết đảm bảo đủ số lượng phục vụ cho cả ca làm việc.

🔺Trực tiếp pha chế các loại thức uống

- Tiếp nhận thông tin order của khách từ nhân viên phục vụ và trực tiếp tiến hành pha chế theo yêu cầu của khách.

- Thực hiện theo đúng quy trình, công thức pha chế, định lượng chuẩn của từng loại. Lưu ý những yêu cầu đặc biệt nếu có để điều chỉnh định lượng cho phù hợp.

- Thực hiện các kỹ năng biểu diễn với bình Shaker (nếu có), đảm bảo đẹp mắt, hấp dẫn, tạo ấn tượng cho khách hàng.

🔺Tiếp nhận và xử lý những vấn đề liên quan

- Tư vấn, giới thiệu cho khách những loại thức uống ngon, phù hợp với sở thích và thị hiếu hiện nay khi khách có nhu cầu.

- Giới thiệu cho khách những câu chuyện liên quan đến thức uống tương ứng, các nguyên liệu, thành phần được dùng để pha chế,… nếu cần.

- Tiếp nhận và xử lý những sự cố phát sinh như order sai, pha chế sai, hay các phàn nàn của khách trong phạm vi quyền hạn.

- Báo cho quản lý những tình huống vượt quá tầm kiểm soát.

🔺Thực hiện các công việc cuối ca

- Thu dọn và vệ sinh toàn bộ khu vực quầy bar, đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ, gọn gàng, đúng vị trí quy định.

- Kiểm đến số lượng, đảm bảo số liệu thực tế trùng khớp với số lượng còn lại trên sổ sách.

- Lập các báo cáo nhập hàng, nhận hàng, báo cáo bán hàng,… theo quy định. Khóa các tủ đựng thức uống đóng chai/ lon, thức uống pha sẵn và các loại tủ khác trước khi kết thúc ca ra về (nếu là ca cuối).

- Bàn giao và kết thúc ca làm việc.

🔺Các công việc khác

- Phối hợp với quản lý lên ý tưởng menu thức uống cho nhà hàng, khách sạn.

- Nghiên cứu, sáng tạo các loại thức uống mới bổ sung vào thực đơn.

- Chủ động đề xuất những ý tưởng mới giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cải thiện kỹ thuật pha chế, tăng hiệu quả công việc.

- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề khi được phân công.

3. Casual 

Casual

Casual là vị trí nhân viên thời vụ, chủ yếu làm các công việc phục vụ bàn, phụ bếp, tạp vụ… Thông thường, khi cần tổ tiệc cưới, hội nghị, liên hoan cuối năm… cho khách hàng, các khách sạn sẽ chủ động thuê nhân viên casual để đủ đảm bảo nhân sự phục vụ sự kiện. Cụ thể, vị trí này sẽ đảm nhận các đầu việc sau:

- Setup bàn tiệc với đầy đủ các vật dụng, dụng cụ ăn uống theo tiêu chuẩn của nhà hàng (Khăn bàn, chén, đĩa, đũa, muỗng, ly uống rượu vang, ly uống nước, khăn ăn lọ tăm,…).

- Đón tiếp, hướng dẫn khách tham dự ngồi vào bàn tiệc.

- Phục vụ nước uống đầu tiệc và trong tiệc.

- Lần lượt phục vụ các món ăn theo thực đơn của nhà hàng.

- Đáp ứng các yêu cầu của khách tham dự trong quá trình phục vụ tiệc: bổ sung chén, dĩa, ly, khăn ăn…

- Phối hợp với trưởng nhóm casual hoặc quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca làm việc.

- Phụ trách việc thu dọn bàn và vệ sinh sạch sẽ khu vực phụ trách khi kết thúc tiệc.

4. Nhân viên kỹ thuật điện nước

Nhân viên kỹ thuật điện nước

Nhân viên kỹ thuật điện nước là vị trí công việc thuộc bộ phận kỹ thuật, chịu trách nhiệm lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng toàn bộ hệ thống điện nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc, nghỉ ngơi của khách, nhân viên. Cụ thể, vị trí này sẽ đảm nhận các đầu việc sau:

🔺Thi công, lắp đặt hệ thống điện - nước, thiết bị trong khách sạn

- Nhận phân công công việc từ Tổ trưởng hoặc Giám sát/ Trưởng bộ phận.

- Chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống điện - nước hay các thiết bị liên quan theo đúng yêu cầu, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với sơ đồ thiết kế của nhà hàng - khách sạn.

- Thi công, lắp đặt mới hay di dời, cải tạo hệ thống điện - nước, thiết bị liên quan theo yêu cầu mới của cấp trên.

🔺Giám sát quá trình vận hành hệ thống điện - nước, thiết bị trong khách sạn

- Đảm bảo hệ thống điện - nước được vận hành đúng quy trình kỹ thuật, quy định của nhà hàng - khách sạn.

- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường với các chỉ số điện - nước hiển thị trên đồng hồ đo - tình trạng hoạt động của hệ thống điện - nước, thiết bị điện.

- Trực ca theo lịch phân công, đảm bảo kịp thời phát hiện và sẵn sàng xử lý mọi sự cố phát sinh nếu có.

- Hàng ngày tiến hành kiểm tra phòng máy kỹ thuật theo phân công.

🔺Sửa chữa các hư hỏng của hệ thống điện - nước, thiết bị

- Trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận yêu cầu xử lý sự cố điện - nước, thiết bị từ các bộ phận khác trong khách sạn và tiến hành sửa chữa, khắc phục hư hỏng theo đúng quy trình nghiệp vụ nghề.

- Nắm bắt thông tin và xử lý nhanh chóng các sự cố khẩn cấp như: cháy nổ, mất điện - nước, rò rỉ khí ga, sự cố thang máy...; đảm bảo an toàn về người và tài sản. 

🔺Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện - nước, thiết bị trong khách sạn

- Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện - nước, thiết bị liên quan trình cấp trên phê duyệt.

- Tiến hành quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện - nước, thiết bị theo đúng kế hoạch được phê duyệt.

- Đề xuất sửa chữa hoặc thay mới, lắp đặt mới hệ thống điện - nước, thiết bị trong khách sạn đảm bảo chúng hoạt động tốt, đồng thời tối đa hóa chi phí sử dụng.

🔺Các công việc khác

- Sử dụng, làm vệ sinh và bảo quản một cách hợp lý, đúng quy trình các dụng cụ, trang thiết bị làm việc.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban của bộ phận; khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ nghề.

- Làm các báo cáo công việc liên quan theo yêu cầu.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

>>> Xem thêm:

Bảng mô tả công việc của một số vị trí trong ngành Nhà hàng - Khách sạn (Phần 1)

Trọn bộ các mẫu email trong quá trình tuyển dụng

10 Checklist tuyển dụng nhân sự

Trần Viết Quân
Bài viết mới
Bài viết liên quan