Ngày cập nhật 2025-01-15 09:07:04

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả chỉ với 3 bí kíp cơ bản

Quản trị doanh nghiệp

1. Kiểm soát mọi thông tin của doanh nghiệp

Là người đứng đầu doanh nghiệp, người quản trị không nhất thiết phải đi sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ của từng bộ phận hoặc trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn. Tuy nhiên, người làm ở vị trí quản trị phải nắm bắt được tất cả những thông tin, dữ liệu chung trong doanh nghiệp của mình. Những thông tin đó bao gồm: dòng tiền, lượng hàng hóa, các khoản nợ, hàng tồn kho,….

Chẳng hạn, đối với thông tin về dòng tiền – nguồn sống của mỗi doanh nghiệp, nhà lãnh đạo bắt buộc phải kiểm soát tối đa các khoản thu, khoản chi, lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian nhất định.

Việc nắm bắt và kiểm soát tốt các dữ liệu này sẽ giúp cho người đứng đầu nắm được tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là những thông tin nền tảng để người quản trị doanh nghiệp đưa ra được những nhận định, đánh giá về thực trạng kinh doanh, cũng như là tiền đề cho những quyết định điều chỉnh, thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Xem thêm: Leadership là gì? Những yêu cầu cần có của khả năng Leadership

2. Tổ chức tốt bộ máy nhân sự

quản trị trong doanh nghiệp

Dù cho doanh nghiệp ở quy mô như thế nào, yếu tố con người vẫn nên là mối quan tâm hàng đầu vì chính lực lượng lao động sẽ tạo nên giá trị thặng dư cho công ty. Người quản trị doanh nghiệp giỏi giỏi là người biết nhìn người và dùng người, biết lựa chọn đúng nhân sự để giao việc, trao quyền cho họ thực hiện công việc nằm trong thế mạnh của họ.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp đa chi nhánh thì việc tổ chức tốt bộ máy nhân sự càng chiếm giữ vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, người quản lý phải hiểu rõ nhân viên của mình thông qua việc tiếp xúc, trao đổi công việc hằng ngày. Biết được năng lực làm việc, thế mạnh của từng nhân viên trong quá trình làm việc để phân công công việc phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến công việc, hiệu quả công việc của nhân viên, có những chính sách, chế độ đãi ngộ, khen, thưởng phù hợp cũng là một trong những cách giúp lãnh đạo chiếm được thiện cảm và tăng sự gắn bó, trung thành của nhân sự với doanh nghiệp. 

Xem thêm: Nguyên lý Peter - Lý giải những trường hợp “dỡ khóc dỡ cười nơi công sở”

3. Hoạch định chiến lược khoa học, có tầm nhìn xa

Hoạch định chiến lược

Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mệnh, mục tiêu của riêng mình trong ngắn và dài hạn. Một chiến lược khoa học sẽ là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp thực hiện hóa những mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra.

Để hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru và hiệu quả, chiến lược phát triển cần phải được nhà quản trị vạch ra chi tiết, cụ thể và khoa học. Toàn thể doanh nghiệp cũng như từng bộ phận cần phải thực hiện công việc gì, nhiệm vụ gì và hiệu quả ra sao, nhiệm vụ nào thực hiện trước, nhiệm vụ nào thực hiện sau,….tất cả phải được hoạch định cụ thể và rõ ràng.

Trong quá trình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những mối đe dọa và thách thức riêng. Do đó ở những kế hoạch chiến lược dài hạn, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải dự đoán các tình huống xấu, nắm bắt được những mối đe dọa này để dự trù những giải pháp xử lý phù hợp, tránh để những mối đe dọa làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tâm lý của nhân viên. CEO cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về xử lý khủng hoảng một cách bài bản và đầy đủ để giúp doanh nghiệp của vượt qua khủng hoảng nếu không may vướng phải.

Xem thêm: 9 mô hình chiến lược và kế hoạch phổ biến nhất

Tạm kết

Quản trị tốt doanh nghiệp là một trong những nhân tố hàng đầu góp phần hình thành nên sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì thế, người lãnh đạo cần nắm rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, quản trị để điều hành bộ máy của mình một cách tối ưu và hiệu quả nhất. 

Hi vọng ba bí quyết trên đây phần nào sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và chính xác hơn vai trò của việc quản trị, từ đó, có những phương pháp quản trị đúng đắn và hiệu quả, đem lại thành công cho doanh nghiệp của mình.

>>> Xem thêm:

Bắt mạch 7 bệnh mãn tính trong quản trị doanh nghiệp Việt

10 bí quyết quản trị doanh nghiệp của người Nhật

Phơi bày 5 sự thật khi quản trị một doanh nghiệp triệu đô

Trần Viết Quân