Ngày cập nhật 2025-01-15 02:48:48

Phơi bày 5 sự thật khi quản trị một doanh nghiệp triệu đô

quản trị một doanh nghiệp

Những cơn “đau đầu” mà giám đốc điều hành doanh nghiệp triệu đô thường phải đối mặt sẽ được chia sẻ bởi Inés Ruiz, nhà sáng lập và giám đốc điều hành nhật ký của một doanh nghiệp, ELE International và ứng dụng học tiếng Tây Ban Nha, một cách chân thực nhất.

Trước khi ứng dụng ngôn ngữ của Inés Ruiz có giá trị vượt qua bảy con số, cô đã luôn tin vào những thứ mình đọc hoặc được nghe từ những doanh nhân khác. Inés Ruiz nghĩ rằng mình sẽ thay xe mỗi tuần, bay lượn trên bầu trời bằng phi cơ riêng và chẳng cần thiết phải làm việc chăm chỉ nữa. Nhưng cô đã nhầm!

Khi công việc kinh doanh trên đà thuận lợi và chạm đến một vài cột mốc thành công nhất định, Inés Ruiz đã nhận ra cuộc sống mãi mãi không giống những điều cô đã biết trước đó qua sách vở, tạp chí. Không có chuyện tôi chụp ảnh trước chiếc Lamborghini mới toanh của mình hay ngồi trên bãi biển để điều hành công việc. Hiện thực không hào nhoáng như vậy.

Dưới đây là năm điều không ai nói với bạn về việc điều hành một doanh nghiệp triệu đô trong thực tế.

1. Kiếm được một triệu đô nhưng doanh nghiệp vẫn có thể lỗ

doanh nghiệp triệu đô

Trong kinh doanh có một chỉ số là dòng tiền, rất ít nhà quản trị quan tâm đến nó cho đến khi doanh nghiệp có vấn đề xảy ra. Dòng tiền mô tả toàn bộ lượng tiền chảy vào và ra khỏi doanh nghiệp của bạn. Điều này có nghĩa là bất kỳ chi phí nào bạn có – như thuế, vật tư văn phòng hay các khoản phải chi cho cho nhà cung cấp hoặc những hóa đơn của Hội đồng quản trị đều được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên thực tế, 82% các doanh nghiệp nhỏ thất bại vì không kiểm soát tốt dòng tiền.

Ngay cả Twitter, xuất hiện từ năm 2006, cũng đã có những vấn đề về lợi nhuận. Mặc dù có 336 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, nhưng phải 12 năm sau tức năm 2018, Twitter mới đạt trạng thái có lãi lần đầu tiên. Điều này không phải là bất thường bởi hầu hết các doanh nghiệp không kiếm được lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt động.

Trong năm đầu kinh doanh, doanh nghiệp của Inés Ruiz hầu như không tạo ra lợi nhuận và cô tự trả cho mình mức lương chỉ 11.000 USD. Ngay cả khi doanh nghiệp của Inés Ruiz kinh doanh đạt 6 con số nhưng cô vẫn không có đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt.

Các bạn sẽ chỉ thấy những doanh nhân thành đạt nói về thu nhập gộp của họ mà không nhắc đến những chi phí như phí đi lại, tiền thuê văn phòng và tiền lương cho nhân viên.

Vì vậy, khi thấy một doanh nhân nói rằng doanh nghiệp của họ đã đạt đến 7 con số thì không đồng nghĩa là họ có ngần ấy tiền trong ngân hàng. Rất có thể đó là tổng doanh thu mà không phải lợi nhuận thuần túy.

Một cách để đảm bảo doanh nghiệp triệu đô không bị phá sản là thường xuyên theo dõi báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp ban quản trị doanh nghiệp dự đoán được các vấn đề có khả năng xảy ra và lập kế hoạch phù hợp.

Xem thêm: 8 bí kíp quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả

2. Là giám đốc điều hành, phải có nhiều trách nhiệm hơn 

Đối với hầu hết các doanh nhân cô đã tiếp xúc, sự hối hả là một phần của cuộc sống hàng ngày. Họ thức dậy và trước khi kịp nói chuyện với người thân thì sẽ có một danh sách các công việc chờ được xử lý, cả nghìn việc mà họ phải tự làm. Họ đã chờ đợi đến ngày có thể kiếm được số tiền lớn để bản thân được thảnh thơi. Nhưng sự thật là kiếm được nhiều tiền hơn đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm hơn.

Sara Blakely, một nữ doanh nhân tỷ phú người Mỹ, đồng thời là người sáng lập Spanx, một công ty đồ nội y của Mỹ khởi nghiệp công việc kinh doanh chỉ với 5.000 USD. Bí quyết thành công của cô là đón nhận thất bại như một phần của văn hóa công ty. Khi doanh nghiệp đã đạt giá trị vượt 7 con số 0, cô vẫn thường sắp xếp những “cuộc họp rất tiếc” với nhân viên – những người được khuyến khích thừa nhận sai lầm và tìm ra bài học trong đó. Cô tin rằng việc tạo ra một văn hóa công ty nơi nhân viên không sợ hãi trước những sai lầm hoặc thất bại sẽ giúp họ làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.

Xem thêm: 10 việc nhà quản trị doanh nghiệp nên và không nên làm

3. Phải thông minh khi tuyển dụng người quen 

Lúc khởi nghiệp, có thể bạn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè và người thân trong gia đình giúp đỡ các công việc của công ty để bạn chuyên tâm kinh doanh. Nhưng khi công việc kinh doanh bắt đầu kiếm ra tiền và bạn có những khách hàng trung thành thì bạn cần xem lại có nên để người nhà đảm nhiệm các vị trí chủ chốt của công ty không? Vì anh họ của bạn đã bỏ học cấp ba có thể không phải là người tốt nhất để xử lý tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nhân, tác giả và nhà diễn thuyết truyền động lực người Mỹ Jim Rohn có nói rằng: “Trong cuộc sống, bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Còn trong kinh doanh, bạn sẽ là trung bình cộng của những người trong hệ thống hỗ trợ của bạn”.

Nếu bạn không có những người bạn có thể tin tưởng, những người biết cách làm tốt công việc của họ, cuối cùng bạn sẽ phải để một vài người trong số họ ra đi. Nhưng nếu bạn xây dựng được một đội ngũ làm việc hiệu quả ngay từ đầu thì sẽ hạn chế khả năng phải sa thải những người quen của bạn.

Cho dù bạn thuê một người cố vấn nhân sự hoặc tự mình thực hiện các cuộc phỏng vấn tuyển dụng thì có lẽ ý thức trách nhiệm cao là phẩm chất hàng đầu của một người sẽ trở thành nhân viên của bạn.

Ngoài ra còn có một chiến lược nổi tiếng mà các doanh nhân thành công thường xuyên sử dụng là “Hãy thử trước khi mua!”. Hãy cho nhân viên một thời gian thử việc trước khi tuyển họ vào làm toàn thời gian chính thức. Điều này sẽ loại bỏ mọi rủi ro mà họ không thể xử lý khối lượng công việc hoặc sẽ gặp vấn đề liên quan đến nhóm hiện tại của bạn.

Xem thêm: 10 Checklist tuyển dụng nhân sự

 4. “Hội chứng kẻ mạo danh” là một điều có thật

quản lý doanh nghiệp

“Hội chứng kẻ mạo danh” (Impostor Syndrome) là một hiện tượng tâm lý mà người mắc không có khả năng nhận thức được những thành quả mình gặt hái được, mà luôn cho rằng đó là do may mắn. Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng mà các chuyên gia tâm lý, tâm thần học đang cố gắng bàn luận nguyên nhân và giải pháp chữa trị triệt để.

Thống kê cho thấy có đến 70% số người đã từng trải qua hội chứng này vào bất cứ thời điểm nào và thường xảy đến ở nhiều nữ doanh nhân hay những người phụ nữ thành công khác hơn là đàn ông.

Inés Ruiz chia sẻ rằng: “Khi tôi phát hiện ra mình là người vào chung kết Giải thưởng Stevie 2018, tôi đã hoảng loạn vô cùng. Không phải vì chúng tôi kém cỏi mà bởi vì hội chứng kẻ mạo danh đáng sợ bắt đầu xuất hiện”.

Nhà giáo dục và diễn giả TED Ed Elizabeth Cox đã nói trong TED Talk của mình rằng để chống lại hội chứng kẻ mạo danh, chúng ta nên nói về nó. Đối với tôi, tôi biết rằng khi những nghi ngờ đó xuất hiện, tôi cố gắng sử dụng chúng như một chất xúc tác để phát triển bản thân. Đó là nhiên liệu cho tôi để tiếp tục tiến về phía trước và thể hiện là một nhà lãnh đạo.

Xem thêm: Nguyên lý Peter - Lý giải những trường hợp “dỡ khóc dỡ cười nơi công sở”

5. Đầu tư thời gian để nuôi dưỡng những mối quan hệ giá trị

Khi mới bắt đầu công việc của một doanh nhân toàn thời gian, bạn sẽ tập trung toàn bộ thời gian và năng lượng của mình vào việc sưu tầm, xử lý thông tin. Bạn nói chuyện với mọi người, đi đến các sự kiện kết nối với các doanh nhân khác, tiếp cận với những người cố vấn và ngấu nghiến những cuốn sách kinh doanh kinh điển để giúp bạn trên con đường của mình. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn phải lùi lại một bước và tập trung vào phát triển các mối quan hệ để kết nối tốt hơn trong doanh nghiệp của bạn.

Năm đầu tiên kinh doanh, Inés Ruiz đã dành quá nhiều thời gian để cố gắng có mặt ở mọi sự kiện, đến mọi hội nghị và gặp gỡ mọi người trong ngành. Cuối cùng cô đã có một mạng lưới quan hệ quá rộng mà không thực sự cần thiết đối với công việc kinh doanh của mình. Vị giám đốc nhận ra rằng bằng cách cố gắng gặp gỡ và chào hỏi bất cứ ai mình gặp, cô không thể dành đủ thời gian để thực sự vun đắp các mối quan hệ sẽ giúp công việc kinh doanh của mình phát triển hơn.

Trên thực tế, các CEO thành công dành ít thời gian ra ngoài và ngược lại, họ sử dụng phần lớn thời gian để nuôi dưỡng các mối quan hệ kinh doanh của họ, từ gặp gỡ các thành viên trong nhóm đến kết nối với khách hàng.

Rốt cuộc, sự chú ý là loại tiền tệ mới trong thế giới kinh doanh – và bạn thường nhận lại gấp mười lần số tiền bạn đã chi ra – thậm chí sau khi bạn đạt được bảy con số khó kiếm được đó. Vậy nên, bạn cần phải có 1 đội ngũ đủ khéo léo, đủ am hiểu về sản phẩm cũng như khách hàng để có thể thay bạn trả lời đối tác/khách hàng hoặc thậm chí trả lời các bình luận trên mạng xã hội khi bạn tham gia các cuộc họp quan trọng.

Là giám đốc điều hành doanh nghiệp triệu đô chưa bao giờ là điều dễ dàng ngay cả khi bạn đã có kinh nghiệm quản lý rất nhiều năm. Những biến cố, sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ khiến bạn luôn phải tự làm mới mình và sẵn sàng ứng phó với mọi thay đổi.

Xem thêm: Leadership là gì? Những yêu cầu cần có của khả năng Leadership

Trần Viết Quân