Ngày cập nhật 2024-11-21 15:12:58

Kinh nghiệm kinh doanh “1 vốn 4 lời” cho các nhà hàng

1 vốn 4 lời

Người trước có câu “Phi thương bất phú”, ai muốn sở hữu một khối tài sản lớn đều cần dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh. Nhưng chọn kinh doanh ở lĩnh vực nào? Nguồn vốn bao nhiêu mới đủ? Tự quản lý khó khăn ra sao?,... là những băn khoăn khiến đa số chúng ta lùi bước.  

Nhưng bạn đã bao giờ nghe về F&B - dịch vụ nhà hàng và quầy uống, một lĩnh vực vô cùng hot được mọi người lựa chọn để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng của mình? Khi mà lĩnh vực ăn uống tại Việt Nam sôi động đến nổi được xếp hạng hàng đầu thế giới. Các nhà hàng mọc lên ở khắp nơi. 

Vậy, ước mơ được kinh doanh riêng cũng không quá khó khăn khi bạn nghĩ đến chuyện sở hữu một nhà hàng. Sau đây là kinh nghiệm kinh doanh “1 vốn 4 lời” cho các nhà hàng mà bạn cần nắm.

kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng

1. Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Mặt bằng trong kinh doanh là yếu tố quan trọng. Vị trí mặt bằng quyết định đến 50% sự thành bại của việc kinh doanh trong giai đoạn ban đầu. Nên bạn cần cân nhắc kỹ. 

Không phải cứ thuê mặt bằng ở mặt đường lớn, trung tâm sầm uất, ở các ngã tư là có thể giúp quán bạn có lời vì bạn phải bỏ ra một chi phí quá lớn. Chọn lựa vị trí quá đắt là trò chơi của những ông lớn! Cũng không nên thuê ở một vị trí không có chỗ để xe, khó tìm, khó có khách chỉ vì giá thuê rẻ. Bạn sẽ phá sản nếu không có khách đấy!

Một lời khuyên được các chuyên gia bất động sản đưa ra cho các chủ nhà hàng là: “Đừng dựa vào chi phí hãy dựa vào sự phù hợp.”

Vậy, kinh nghiệm đắt giá khi kinh doanh nhà hàng đó là phải nhớ khảo sát mặt bằng thật kỹ trước khi quyết định mở quán. Cần tìm địa điểm phù hợp với số vốn mà bạn có thể bỏ ra, địa điểm tập trung đông lượng khách hàng tiềm năng ví dụ như dân văn phòng hoặc học sinh, sinh viên. Những nhà hàng mà có thể chiếm chiếm lĩnh được lượng khách hàng mục tiêu trong một khu vực thì nhất định sống khỏe và hạn chế được rất nhiều chi phí mặt bằng. 

Xem thêm: Những bí quyết vàng khi thuê mặt bằng kinh doanh

Lựa chọn mặt bằng

2. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu

Khi bắt đầu kinh doanh một nhà hàng, người chủ thường quên việc kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu vì tưởng rằng chỉ khi kinh doanh những quán lớn, đông khách, mở nhiều cơ sở mới cần để ý đến việc này. 

Tuy nhiên, điều hiểu lầm này gây tổn thất kinh tế về lâu về dài cho quán của bạn. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào từ những cửa hàng đầu tiên không những đảm bảo chất lượng món ăn mà còn giảm chi phí nếu bạn có được một thỏa thuận tốt từ phía nhà cung cấp.  

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện toàn bộ quy trình mua hàng cho nhà hàng

3. Quản lý nhân sự từ xa hiệu quả

Nhân sự của các nhà hàng thường là nhân sự parttime, giờ làm việc linh động và tính chuyên nghiệp chưa cao. Thêm vào đó, người chủ không phải lúc nào cũng có mặt tại nhà hàng để giám sát nhân viên của mình. 

Vì vậy, đòi hỏi người chủ phải quản lý ca làm linh hoạt, sử dụng hình thức chấm công đơn giản nhưng vẫn giúp ngăn chặn gian lận và điều hành nhân sự hiệu quả. 

Phần mềm quản lý nhân sự Tanca không những cắt giảm giấy tờ, giảm tải cho bộ phận tính công mà còn cung cấp các tính năng để những chủ các nhà hàng có thể thực hiện việc quản lý nhân viên từ xa. Tanca thực hiện được vai trò trên nhờ cung cấp các tính năng nổi bật như chấm công trực tuyến, tính lương tự động, giao việc thông minh,...

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp bằng cách nào khi CEO thường phải vắng mặt?

4. Sở hữu concept trang trí riêng biệt

Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến một nhà hàng là phong cách trang trí của nhà hàng đó. Hiện tại, rất nhiều mô hình quán với concept trang trí khác nhau rất sáng tạo và thu hút rất đông khách hàng. 

Tất cả những quyết định đều nên dựa trên khách hàng! Vì vậy, lời khuyên cho các chủ quán đang đi tìm phong cách trang trí riêng là nghiên cứu thật kỹ đối tượng khách hàng tiềm năng để đưa ra phong cách thiết kế riêng cho quán mình. 

Ví dụ, đối tượng mà bạn hướng đến là các đại gia đình hay các nhóm bạn (chứ không phải là những khách hàng đi đôi hay đi đơn) thì nên thiết kế quán đi theo không gian mở, trang trí nhiều bàn ghế, vật dụng gần gũi với thiên nhiên. 

Xem thêm: 6 yếu tố để tạo ra một thương hiệu cafe nổi bật

5. Đầu bếp chính là linh hồn của nhà hàng

Nếu nói cách trang trí của nhà hàng sẽ giúp thu hút khách hàng thì những món ăn ngon chính là yếu tố để giữ chân khách hàng tốt nhất. 

Vậy hãy bỏ thời gian và chi phí để có thể thuê được các đầu bếp có tay nghề tốt. Về lâu về dài, bạn sẽ nhận thấy khoản đầu tư cho các đầu bếp sẽ thu lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều. 

6. Đưa ra mức giá bán hợp lý 

Khi mở quán, bạn cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, sau đó định vị thương hiệu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh xung quanh khu vực mình đầu tư quán. 

Từ đây, hãy suy nghĩ để đưa ra mức giá bán từng món trong menu hợp lý với khả năng chi trả của khách hàng và có tính cạnh tranh với đối thủ. Xác định giá bán chính xác sẽ giúp kéo lượng khách lâu dài, ổn định tình hình tài chính của quán.

7. Tận dụng thêm các kênh online để bán hàng

kênh online để bán hàng

Kinh doanh thêm trên online hiện nay thật sự rất đơn giản nhưng lợi ích mang lại là vô cùng lớn. Kinh doanh online nghĩa là bạn sẽ có thể tiếp cận thêm một nguồn khách hàng mới, ở xa khu vực nhà hàng của bạn. 

Một số kênh phổ biến có thể kể đến như Now, GrabFood, Baemin, Gofood,.. Các trung gian này không những giúp mở rộng tệp khách hàng mà còn hỗ trợ tăng nhận diện thương hiệu cho quán. Từ đây, bạn hãy đưa ra các chương trình khuyến mãi hoặc tìm hướng phát triển thương hiệu cho phù hợp.

Xem thêm: 7 ý tưởng truyền thông Online để các quán cafe tạo dấu ấn

Trần Viết Quân