Ngày cập nhật 2024-11-21 19:15:13

7 ý tưởng truyền thông Online để các quán cafe tạo dấu ấn trong năm 2021

(959 Bình chọn)

Theo dòng chảy xu hướng công nghệ nổi lên và được thúc đẩy trong thời kỳ đại dịch, truyền thông online sẽ là một ẩn số thú vị có thể “làm nên chuyện” cho các quán cafe trong năm nay. Hãy cùng Tanca bàn về 7 ý tưởng truyền thông Online để các quán cafe tạo dấu ấn. 

1. Xây dựng website riêng cho quán cafe

Hầu hết các đơn vị kinh doanh quán cafe đều sử dụng các trang mạng xã hội để phục vụ cho việc truyền thông online của mình. Lợi ích mà các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram có thể dễ dàng thấy được: những thông tin của quán cafe sẽ được cập nhật nhanh nhất, dễ dàng kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu, lấy ý kiến phản hồi, tăng tương tác hai chiều,... 

Tuy nhiên, nếu nói mạng xã hội giúp các quán cafe tìm thêm khách hàng thì website là nơi tạo niềm tin và sự yêu thích cho thương hiệu. 

Xây dựng một website là một vấn đề cần đến sự sáng tạo, chăm chỉ và đầy chiến lược. Nếu ban đầu, quán của bạn không đủ nguồn lực công nghệ để tạo được trang web chuyên nghiệp (tốc độ tải trang nhanh, kích thước nhỏ gọn, tối ưu thao tác người dùng) thì hãy đầu tư vào phần nội dung. Đôi khi, để cải thiện chất lượng của web, bạn chỉ cần có những nội dung độc đáo, hấp dẫn, giá trị trong mục blog.  

Xem thêm: Những hình thức chăm sóc khách hàng thông dụng nhất hiện nay

2. Chia sẻ thêm câu chuyện về thương hiệu

Việc vén ra bức màn hậu trường sau ly đồ uống sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn vào thương hiệu và khơi gợi sự thích thú từ họ. 

Ví dụ: cung cấp các bức ảnh về đội ngũ nhân sự – những người trực tiếp phục vụ khách hàng, về nông dân hoặc nhà cung cấp địa phương hay quy trình chuẩn bị một thức uống bestseller với bức ảnh cho thấy các thành phần sơ chế.

Vậy, những người sáng tạo nội dung của các quán cafe cần quan tâm đến công chúng thông qua cách thể hiện gần gũi, chân thực, tái hiện được nguồn nguyên liệu tự nhiên mà nhà cung cấp mang lại. Cách làm này không những giúp tăng tương tác của khách hàng mà còn kích thích nhân viên/ nhà cung cấp của quán cafe chia sẻ bài viết về trang cá nhân và với bạn bè của họ. 

3. Đầu tư hơn cho phần Snippet

Snippet là đoạn nội dung ngắn, dễ hiểu để tóm tắt bài viết của bạn mà người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên. Snippet rất quan trọng vì có giúp tăng lượt click mà không cần mất nhiều chi phí để tối ưu. Thông thường, Google sẽ lấy thông tin từ 1 trong top 5 kết quả tìm kiếm đầu tiên để hiển thị snippet. 

Khi tạo đoạn snippet, hãy thử các chiến thuật sau:

- Kết hợp các câu hỏi liên quan đến vấn đề.

- Sử dụng số liệu thống kê trong nội dung của bạn.

- Cần có lời kêu gọi hành động.

- Tạo 20 đến 30 biến thể để thử nghiệm ở những nơi khác nhau. Tạo nhiều biến thể của mỗi status hoặc bài đăng trên mạng xã hội cho phép bạn kiểm tra mức độ tương tác của từng biến thể và phát triển các chiến lược chia sẻ của bạn theo thời gian. Theo dõi sự thỏa mãn/hoàn thiện, ghi nhớ tình trạng mỗi nền tảng chia sẻ nội dung. Ví dụ: chỉ sau 2,5 giờ, một bài đăng trên Facebook thường đạt 75% số lần hiển thị tối đa, trong khi các lượt tương tác trên Twitter đạt được thời gian bán hủy chỉ trong 24 phút.

4. Cập nhật và mở rộng nội dung hiện có

Việc thường xuyên cập nhật nội dung cũ sang các định dạng mới có 74% khả năng có được kết quả tích cực hơn. Cập nhật bài viết sẽ mở ra cơ hội để quảng bá lại chúng, đưa nội dung đến với những ai có thể chưa đọc nó trước đây và sẽ đỡ vất vả hơn là bắt đầu mới từ đầu. 

Có thể cập nhật nội dung thông qua việc thêm vào các thông điệp mới hoặc thế những nhận định cũ bằng nhận định mới hơn.  Tuy nhiên, nếu muốn đạt lợi ích cao hơn, đừng chỉ dừng lại ở việc cập nhật nội dung (mặc dù làm như vậy có lợi cho SEO). 

Dành thời gian để chuyển đổi các nội dung cũ thành hướng tiếp cận mới thông qua infographics, video, hoặc các tài nguyên nâng cao khác sẽ tốt hơn. Nên nhớ rằng, với những đặc thù trong ngành ngày thì cách thể hiện nội dung càng trực quan và đẹp mắt sẽ càng thu hút được khách hàng.   

Hãy lập một chiến lược cập nhật nội dung để đảm bảo cách thực hiện của quán bạn thật bài bản:

- Thêm đánh giá hàng tháng vào lịch để bạn nhớ xem qua các bài đăng cũ để có cơ hội cập nhật hoặc mở rộng.

- Theo dõi tin tức trong ngành cafe và nhanh chóng cập nhật nội dung mới khi những đánh giá và đề xuất cũ của bạn không còn phù hợp.

- Ghi chú trong quá trình tạo nội dung nếu bạn thấy có cơ hội để phát triển tiếp trong tương lai.

Xem thêm: 9 Ý tưởng làm video truyền thông xã hội cho các Công ty B2B

5. Chia sẻ lại nội dung của người dùng

Việc đội ngũ truyền thông của quán cafe có viết 10 bài để nói các dịch vụ của quán thì cũng không thể bằng một lời nhận xét từ người khách hàng. 

Chịu khó tìm kiếm một chút, bạn sẽ thấy được những bức ảnh đẹp mà khách hàng chụp và nhiều câu chuyện họ chia sẻ về thương hiệu của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Với sự cho phép của họ, hãy chia sẻ lại các nội dung của khách hàng về trang của thương hiệu. 

Đây vừa là cách tạo niềm tin với khách hàng mới, vừa có thể tri ân khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Xem thêm: Tìm hiểu 5 loại khảo sát khách hàng thông dụng nhất hiện nay

6. Sử dụng Micro Influencers 

Việc sử dụng Influencers để quảng bá cho thương hiệu không còn là một chiến lược được rất nhiều thương hiệu lớn sử dụng, nhưng để có thể làm việc với các influencers đôi khi cần một khoản ngân sách rất lớn cho các quán cafe. 

Vậy, có một sự lựa chọn đỡ tốn kém hơn, là nhờ đến các Micro Influencers là những người “bình thường” có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực review ăn uống hay các food blogger. Lượng fan của nhóm này không quá cao (từ 1.000 – 10.000) nhưng có độ tương tác khá tích cực.

Mời các Micro Influencers tham gia trải nghiệm trực tiếp không gian tại quán cafe, uống thử đồ, trải nghiệm thử không gian rồi checkin, viết bài review, viết blog, quay video là cách để lôi kéo khách hàng đến với các quán cafe sẽ mang hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

7. Đề cao sự tiện lợi trong trải nghiệm người dùng

Cùng với xu hướng thanh toán không tiền mặt và sự phát triển của các ứng dụng thanh toán, các quán cafe cần đảm bảo việc thanh toán của khách hàng diễn ra thuận tiện nhất tại quán bằng việc liên kết với các nền tảng ví điện tử, internet banking... 

Bên cạnh đó cần truyền thông để đảm bảo khách hàng của bạn không bỏ lỡ những điểm cộng này. Nhãn hàng cần đảm bảo công chúng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng thông qua việc tối ưu hoá các điểm chạm trên online như: website/ app bán hàng, fanpage, quảng cáo,...

>>> Xem thêm

Cách giữ chân khách hàng cũ hiệu quả nhất

6 yếu tố để tạo ra một thương hiệu cafe nổi bật

Thành công của The Coffee House và bài học về kinh doanh trong quản lý quán cafe

Trần Viết Quân

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan