Để hưởng quyền lợi nghỉ dưỡng sau sinh mà luật pháp quy định, lao động nữ cần nắm rõ cách viết mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sau thai sản. Đây không chỉ là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi, mà còn giúp nhân viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian sinh nở. Hãy cùng Tanca tìm hiểu rõ hơn về mẫu đơn này trong nội dung dưới đây!
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của nhân viên nữ
Quyền lợi và chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh là điều được dành riêng cho nhân viên nữ sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian mà bà mẹ dùng để phục hồi sức khỏe, tinh thần sau quá trình mang thai và sinh nở.
Trong suốt quá trình mang bầu, đa phần chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ được chuyển giao cho thai nhi. Do đó, sau khi sinh em bé, thể chất của bà mẹ trở nên yếu, không thể làm việc như trước kia. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh nhằm giúp cho các bà mẹ trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường một cách nhanh chóng và khoa học.
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty
Cách viết mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau thai sản 2023
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất
Hiện nay trên internet có rất nhiều mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ. Nhưng theo pháp luật Việt Nam thì mẫu đơn chính xác sẽ cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH
Kính gửi:
Ban Giám đốc Công ty (1)………………………………..
Trưởng phòng Hành chính Nhân sự - Quản trị kế toán (2)............
Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………….
Số CMND/CCCD: ………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp:………….….
Nơi ở hiện tại (4): …………………………………………………………………..
Đơn vị công tác (5): ……… Chức vụ (6): ……………..Phòng ban
Điện thoại (7): ……………………………………………………………………….
Ngày …… tháng….. năm.…, tôi có sinh con thứ (8) …… và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước (9)……. tháng (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Tuy nhiên, do sức khỏe của tôi còn yếu, không thể đảm bảo được chất lượng công việc trong thời gian này. Do đó tôi làm đơn này để xin hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh (10)…… ngày (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Kính mong BGĐ Công ty cân nhắc, xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi. Tôi xin cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên, tuân thủ và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hướng dẫn điền mẫu đơn nghỉ dưỡng sức sau sinh
Sau khi hiểu rõ cấu trúc của mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau khi sinh, bạn cần biết cách điền đầy đủ và chính xác vào các mục trong đơn. Nhằm tránh sai sót khiến mất thời gian của cả hai bên. Các thông tin cần điền như sau:
(1): Địa chỉ công ty nơi người lao động đang công tác
(2): Bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền tại nơi làm việc
(3): Đơn vị trực thuộc mà người lao động đang công tác
(4): Điền chi tiết thông tin theo yêu cầu của mẫu đơn
(5): Phòng ban mà người lao động đang thuộc
(6): Chức danh hoặc vị trí công tác của người lao động
(7): Số điện thoại liên hệ của người lao động nghỉ dưỡng. Trong trường hợp cung cấp số điện thoại của người thân, cần cung cấp thêm thông tin cá nhân của người đó.
(8): Điền chi tiết về lần sinh thứ mấy, có sinh đôi hay không, phương pháp sinh (sinh thường hoặc sinh mổ)
(9): Phụ nữ lao động được hưởng chế độ thai sản 6 tháng trước và sau khi sinh. Trong trường hợp sinh đôi hoặc nhiều hơn, thì mỗi đứa con sẽ được cộng thêm 1 tháng.
(10): Xác định số ngày nghỉ dựa trên quy định của pháp luật về chế độ nghỉ dưỡng sức cho phụ nữ sau khi sinh, tùy theo trường hợp của mình.
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn, mới nhất
Quy định hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh con
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là một quyền lợi đáng kể của lao động nữ. Đây là một trong những biện pháp nhân văn của pháp luật nhằm hỗ trợ những người lao động trong giai đoạn thai sản.
Chính sách này hỗ trợ phụ nữ hoàn thành tốt vai trò làm mẹ. Đồng thời đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cần thiết và thu nhập ổn định.
Điều kiện nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
Để nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh, các điều kiện cần được xác định dựa trên Điều 41 Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Nữ lao động trong 30 ngày đầu tiên trở lại làm việc sau khi sinh mà sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn được phép nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe kéo dài từ cuối năm cũ chuyển sang năm mới thì thời gian nghỉ đó sẽ được tính cho năm cũ.
Thời gian nghỉ dưỡng sau sinh
Về thời gian nghỉ dưỡng sau sinh cho nữ lao động, Điều 41 Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định:
“Nữ lao động sau khi đã hưởng chế độ thai sản theo Điều 33 Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong 30 ngày đầu tiên trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn có quyền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.”
Ví dụ: Chị A đã tham gia BHXH bắt buộc. Dự kiến, vào ngày 10/11/2023 chị sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đến ngày 24/11/2023, tình trạng sức khỏe của chị chưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc nên công ty đã phê duyệt cho chị nghỉ dưỡng sức thêm 5 ngày (do chị sinh con theo cách tự nhiên).
Mức hưởng lương theo chế độ nghỉ phục hồi sau sinh
Đối với mức hưởng theo chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, Điều 41 Khoản 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định: “Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản trong một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Ví dụ: Chị B sinh con và hiện tại đang nghỉ chế độ thai sản đến hết 30/7/2013 sẽ quay lại làm việc. Nhưng đến 04/8/2013, do sức khỏe chưa tốt nên chị đã được công ty duyệt cho nghỉ thêm 5 ngày.
Với mức lương hiện tại là 1.390.000, mức hưởng chế độ phục hồi sau sinh/ngày của chị là: 30% × 1.390.000 = 417.000 đồng. Vì chị được nghỉ thêm 5 ngày để dưỡng sức, tổng mức hưởng chế độ phục hồi sau sinh sẽ là: 417.000 × 5 = 2.085.000 đồng.
Xin giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh ở đâu?
Để xin giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh, các sản phụ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Truy cập trang website Bảo hiểm xã hội để tải về mẫu đơn 01B-HSB, đây là mẫu đơn cần thiết để làm đơn nghỉ phục hồi sức khỏe sau sinh.
Tham khảo hướng dẫn và mẫu đơn mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên của bài viết.
Mẫu giấy ra viện do bệnh viện cấp khi bà mẹ ra viện sau khi sinh.
Các mẹ không cần phải xin nghỉ dưỡng sức sau sinh ở bất cứ đâu khác ngoài những giấy tờ đã kể trên. Nếu các mẹ cần hưởng quyền lợi khám thai thì cần phải có giấy xác nhận từ cơ sở khám hoặc nơi chữa bệnh có thẩm quyền.
Xem thêm: Những lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Hiểu rõ về mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sau thai sản và các quy định liên quan sẽ giúp lao động nữ tiếp cận được những quyền lợi mà pháp luật dành cho mình. Đồng thời cung cấp thời gian cần thiết để dưỡng sức sau giai đoạn sinh con và chăm sóc bé. Hy vọng qua bài viết trên của Tanca, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về mẫu đơn này cũng như cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân.