Hợp đồng thử việc là gì? Trước khi trở thành nhân viên chính thức, mỗi nhân viên đều phải trải qua một giai đoạn thử thách và làm quen với môi trường mới cũng như cách làm việc mới. Hay còn gọi là quá trình thử việc. Và để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động, các doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng lao động với các điều khoản và mức lương rõ ràng theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Tanca tìm hiểu chi tiết hợp đồng thử việc là gì? Những nội dung và lưu ý khi lập mẫu hợp đồng thử việc như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Mẫu hợp đồng thử việc
1. Nội dung cơ bản của một hợp đồng thử việc
1.1. Hợp đồng thử việc là gì?
Bộ Luật lao động 2019 không có định nghĩa cụ thể về hợp đồng thử việc, tuy nhiên Khoản 1, Điều 24 của bộ luật này có quy định như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thời gian làm thử trước khi có thể làm chính thức. Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ đã được thỏa thuận và chấp thuận được ghi trong mẫu hợp đồng thử việc.
1.2. Những nội dung cơ bản của một mẫu hợp đồng thử việc
Nội dung chính của mẫu hợp đồng thử việc gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 23, của Bộ Luật lao động 2019, gồm các nội dung như sau:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Ngoài ra, một mẫu hợp đồng thử việc có thể đưa vào các điều khoản như quy định chung của doanh nghiệp, hoặc các thỏa thuận riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động (không vi phạm pháp luật) trong quá trình thử việc. Các điều khoản phạt nếu như một trong hai bên vi phạm hợp đồng lao động.
Những nội dung cần lưu ý trong hợp đồng thử việc
2. Những lưu ý khi lập hợp đồng thử việc
Nếu tìm hiểu về các mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay, bạn có thể thấy rằng mọi mẫu hợp đồng thử việc đều có những nội dung chung và quy định chung. Bởi nó được quy ước trên cơ sở pháp lý dựa vào Bộ luật Lao động Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có những quy định và quy chuẩn riêng trong từng mẫu hợp đồng lao động nên có thể hợp đồng thử việc sẽ có những nội dung khác nhau theo từng vị trí, nhiệm vụ công việc,... Hãy cùng Tanca tổng hợp lại những lưu ý quan trọng nhất nhé:
2.1 Cơ sở pháp lý của vấn đề thử và mẫu hợp đồng thử việc
Cơ sở pháp lý cho nội dung này dựa vào Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể là ở khoản 1 Điều 24 như ở trên phần Tanca đã đưa cho bạn trong phần “hợp đồng thử việc là gì?”.
Nội dung chính trong mẫu hợp đồng thử việc đa phần đều giống như trong các mẫu hợp đồng lao động chính thức. Tuy nhiên, những nội dung về chế độ đãi ngộ, cũng như lương thưởng, phụ cấp, phúc lợi và nội dung công việc có thể khác và được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
2.2. Bắt buộc đảm bảo những nội dung cơ bản nhất
Mẫu hợp đồng thử việc có thể được điều chỉnh, bổ sung hay thêm bớt các điều khoản theo từng vị trí, nội dung công việc,... theo quy định của từng doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng thử việc cần được đảm bảo chính xác và đầy đủ những nội dung cơ bản và quan trọng nhất mà vẫn đáp ứng được các cơ sở pháp lý trong Bộ luật Lao động Việt Nam 2019.
Điều này cũng giúp doanh nghiệp tránh được những tình huống pháp lý về khiếu nại, tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể an tâm về quyền lợi của mình trong quá trình thử việc. Vì vậy, người lao động cần đọc và tìm hiểu kỹ về luật lao động cũng như các nội dung được ghi trong hợp đồng thử việc trước khi đi đến quyết định ký kết.
2.3. Lương và thời gian thử việc
Không có quy định pháp lý nào về mức lương trong thời gian thử việc. Lương thử việc sẽ được hình thành dựa trên mức lương chính thức được thỏa thuận và chấp thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng, một lưu ý quan trọng cho người lao động đó là, mức lương thử việc tối thiểu là phải chiếm 85% lương lao động chính thức và phải được ghi trên mẫu hợp đồng thử việc.
Về thời gian thử việc, người lao động cần để ý thời gian kết thúc hợp đồng thử việc chính xác được ghi trên mẫu hợp đồng thử việc. Cũng như theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam thì thời gian thử việc chỉ được phép kéo dài tối đa trong một đến hai tháng thử việc, tùy theo sự thỏa thuận và quy định của doanh nghiệp.
2.4. Không cần tham gia bảo hiểm bắt buộc
Người lao động không cần tham gia bảo hiểm bắt buộc, vì đây là một nội dung không bao gồm trong một mẫu hợp đồng thử việc nào. Người lao động có thể tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc khi ký hợp đồng lao động chính thức với các nội dung và điều khoản rõ ràng.
2.5. Quy định về thuế với hợp đồng thử việc
Thông tư số 111 của Bộ Tài chính ban hành vào năm 2013, cụ thể khoản 1 điều 25 đã quy định về thuế TNCN đối với người lao động trong khoảng thời gian thử việc cụ thể như sau:
- Cá nhân - Tổ chức sử dụng lao động có quyền khấu trừ tổng thu nhập của người lao động (10%) trước khi tiến hành trả lương cho người lao động (đối với mức lương trên 2 triệu đồng/tháng).
- Trong trường hợp, người lao động chỉ có một khoảng thu duy nhất là mức thu nhập có khấu trừ 10%, tuy nhiên sau khi miễn trừ gia cảnh thì thuộc diện chưa phải nộp thuế. Lúc này, người lao động có thể thực hiện làm bản cam kết nộp lại cho chủ thể sử dụng lao động để không phải bị khấu trừ (cam kết làm theo mẫu 02/CK-TNCN đính kèm với thông tư số 92 của Bộ Tài chính ban hành năm 2015).
Lưu ý khi lập hợp đồng thử việc
3. Tải mẫu hợp đồng thử việc
Nếu bạn đang tìm những mẫu hợp đồng thử việc mới nhất, chính xác nhất theo quy định hiện hành của pháp luật hiện nay, thì Tanca chính xác là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn với các mẫu hợp đồng thử việc dưới đây.
4. Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết nhất về một mẫu hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật. Tanca mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tự lập cho mình hoặc doanh nghiệp những mẫu hợp đồng lao động chuyên nghiệp và chính xác nhất. Và đừng quên tham khảo những mẫu hợp đồng lao động của Tanca nha.
>>> Đọc thêm:
Top 7 phần mềm quản lý nhân sự miễn phí và tốt nhất 2022 mà doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Onboarding là gì? Xây dựng quy trình 4 bước Onboarding dễ dàng
Bảng mô tả công việc Trưởng phòng kinh doanh