Ngày cập nhật 2024-11-21 20:39:08

Doanh nghiệp được gì khi xây dựng Employee Journey tối ưu?

(317 Bình chọn)

Hành trình nhân viên (Employee Journey) là gì?

Theo định nghĩa từ Digital HR Tech, Employee Journey được hiểu là thời gian nhân viên dành cho công ty, được tính từ khi nhân viên bắt đầu ứng tuyển cho đến khi nhân viên rời công ty. Những kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ thu được trong khoảng thời gian trên tạo nên trải nghiệm nhân viên (Employee Experience).

Nói cụ thể hơn, thì Employee Journey là một tấm gương phản ánh bộ mặt, tình trạng phát triển, văn hóa doanh nghiệp và độ chuyên nghiệp của tổ chức đó thông qua cảm quan của nhân viên. Một phân tích gần đây cho thấy, các công ty đầu tư vào trải nghiệm nhân viên được hưởng lợi nhuận cao hơn 4 lần, doanh thu cao gấp đôi và tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 40% so với các công ty khác.

Khi tiền không còn là mối quan tâm hàng đầu, tập trung vào trải nghiệm nhân sự là một những lợi thế cạnh tranh khả thi nhất mà một doanh nghiệp có thể tạo ra quyết định sự gắn bó, cống hiến và trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp”  

Jacob Morgan - tác giả cuốn sách The Employee Experience Advantage

Xem thêm: Con đường phát triển sự nghiệp của ngành Nhân sự

Các bước trong Employee Journey mà bạn cần nắm

Bước 1: Có nhận biết về doanh nghiệp

Đây là giai đoạn hết sức sơ khởi trong mối quan hệ giữa ứng viên (nhân viên tương lai) và doanh nghiệp. 

Trước khi tham gia ứng tuyển, ứng viên cần có những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp đó. Hiểu biết này có thể đến trước hoặc sau khi thấy thông tin tuyển dụng, thông qua việc tìm hiểu các kênh truyền thông hoặc từ những mối quan hệ cá nhân. Hình ảnh của doanh nghiệp lúc này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sau này của ứng viên. 

Xem thêm: Ưu nhược điểm của những kênh tuyển dụng - Mạng xã hội, Website, Headhunter

Bước 2: Tham gia ứng tuyển

Đây là lần đầu tiên hai bên tiếp xúc. Giai đoạn này bao gồm toàn bộ các bước của quá trình tuyển dụng một nhân viên mới. Ngoài việc ứng viên thể hiện bản thân để tạo ấn tượng đối với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cũng cần giữ hình ảnh và thể hiện sự chuyên nghiệp với ứng viên. 

Bước 3: Onboarding

Đây là quá trình làm quen môi trường và công việc mới của nhân viên, còn gọi là giai đoạn thử việc. Đây là lúc nhân viên sẽ bắt đầu làm quen với hệ thống, công cụ và các quy trình. Quá trình này thường kéo dài 2-3 tháng sẽ cho hai bên biết được có thể gắn bó lâu dài cùng nhau không. 

Nó cũng là giai đoạn nhiều nhân viên “rơi rụng” nhất. Bởi vậy, một quy trình onboarding được xây dựng hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng trong công việc, quan trọng hơn đó là giúp nhân viên có sự kết nối lâu dài với doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả

Bước 4: Học tập, nâng cao hiệu quả

Giai đoạn kép này thường lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi nhân viên Offboarding. Mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp ở bước này đã đạt đến một mức độ ổn định tương đối. Trong quá trình này, nhân viên được đào tạo, tự học hoặc tự rút ra kinh nghiệm và áp dụng vào để nâng cao hiệu quả công việc. Người quản lý cũng cần gợi mở ra cơ hội để cải thiện và phát triển kỹ năng cho nhân viên của mình.

Bước 5: Thăng tiến

Mục tiêu chung của mọi nhân viên khi đi làm đều là thăng tiến, không chỉ mang ý nghĩa nâng cao quyền hạn và lương thưởng cho nhân viên. mà còn thể hiện sự ghi nhận của doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình. 

Bước 6: Nhu cầu phúc lợi

Thường khi nhân viên đã đạt đến vị trí nhất định (nhân sự cấp cao) thì tài chính không còn là vấn đề cốt yếu để giữ chân họ. Lúc này, những phúc lợi khác như bảo hiểm cho gia đình, du lịch,… sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân tài. 

Nhân tài sẽ ở lại công ty nếu mà ở đó họ được truyền cảm hứng, cảm thấy bản thân được kết nối với tầm nhìn chiến lược chung của cả công ty. Ngoài ra, việc giữ chân nhân viên đang làm việc cũng có ý nghĩa về mặt kinh tế cho công ty. Theo ước tính thì chi phí để thay thế một nhân viên có thể lên tới 50%-60% mức lương hằng năm phải bỏ ra.

Bước 7: Offboarding

Đây là bước cuối cùng của một Employee Journey. Sau bước này, chặng đường gắn bó với hai bên sẽ kết thúc. Offboarding có thể đến bất cứ lúc nào, có thể bắt đầu ngay cả khi Onboarding còn chưa kết thúc. Đây cũng là bước mở ra những hành trình mới của nhân viên cùng doanh nghiệp mới, hoặc bắt đầu quá trình hưu trí của nhân viên.

Xem thêm: Doanh nghiệp có Turnover rate bao nhiêu là ổn?

Lợi ích của doanh nghiệp khi có Employee Journey tối ưu 

Nguồn nhân lực chính hiện tại là Gen Y, và tương lai gần là Gen Z. Hai thế hệ với cùng đặc điểm thích nghi rất nhanh nhưng lại “cả thèm chóng chán” nên cùng với chế độ đãi ngộ, trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là điều cực kỳ quan trọng.

Trải nghiệm nhân sự là nền tảng tạo ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc duy trì tinh thần làm trải nghiệm khách hàng, cải thiện sản phẩm và xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh đều đòi hỏi cần có sự tham gia, nỗ lực của từng cá nhân trong tổ chức. 

Một Employee Journey tối ưu sẽ tạo ra trải nghiệm tuyệt vời dành cho nhân viên, là yếu tố quyết định để giữ chân, phát triển và tận dụng hết năng lực của nhân viên. Nhân viên khi rời khỏi doanh nghiệp cũng sẽ có những ấn tượng tốt để lan tỏa thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tối ưu Employee Journey cũng giúp doanh nghiệp đánh giá toàn diện quy trình làm việc, tìm ra lỗ hổng cũng như cải thiện hiệu suất toàn bộ máy. Khi đó nhà quản trị doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp và các nhân viên của mình.

Nâng cao chất lượng Employee Journey bằng cách nào?

1. Cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên

Mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu, năng lực, vị trí,… khác nhau nên họ sẽ cần những hành trình khác nhau để có thể làm việc hiệu quả. Bộ phận Nhân sự cần xây dựng riêng theo nhóm rồi mới tiến tới từng cá nhân nếu nguồn lực hoặc thời gian không đủ. Đây là nhiệm vụ khó khăn, cần nhiều thời gian và không phù hợp với những doanh nghiệp có tốc độ thay đổi nhân sự nhanh.  

2. Khảo sát nhân viên

Đừng xây dựng những hành trình một cách chủ quan. Khảo sát nhân viên không chỉ đơn thuần là hiểu nhu cầu của nhân viên. Khảo sát là còn là công cụ cho nhân viên thấy họ được tôn trọng và sẽ gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp.

3. Xây dựng văn hóa nội bộ thật tốt

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến Employee Journey, đặc biệt với những nhân viên trẻ. Điều này cũng dễ hiểu, vì khi bạn được đặt trong một môi trường tốt thì bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực và cũng muốn thay đổi bản thân tốt đẹp để phù hợp với văn hoá công ty. 

Trước tiên, một công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ luôn coi trọng phúc lợi của nhân viên thông qua việc tạo ra sự an toàn về sức khỏe – tài chính, đánh giá cao vai trò của nhân viên, tưởng thưởng xứng đáng với năng lực và trao quyền để mỗi người được nêu lên suy nghĩ của mình.

Ngược lại, văn hóa công ty không tốt sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy căng thẳng và làm việc quá sức. Nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo và đảm bảo rằng chỉ những người năng nổ nhất mới có thể thành công với công việc kinh doanh của bạn.

4. Chuẩn bị thiết bị và công nghệ hiện đại

Đối với một số vai trò như trong nhà máy, việc không cung cấp các trang thiết bị phù hợp có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Thậm chí ngay cả nhân viên văn phòng cũng cần được cung cấp những thiết bị công nghệ hiện đại. 

Nếu công việc của nhân viên phụ thuộc vào phần mềm chuyên dụng, cần kết nối internet nhanh chóng và đáng tin cậy, doanh nghiệp nên sẵn sàng mang đến những điều đó cho nhân viên của mình. Nếu không, bạn sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng và thất vọng không cần thiết, đồng thời năng suất cũng bị ảnh hưởng.

>>> Xem thêm: 

Talent Acquisition là gì? Làm sao để vận dụng Talent Acquisition tại doanh nghiệp?

EVP là gì? 6 bước tối ưu EVP cho doanh nghiệp

7 điều nhà quản trị nên làm khi gặp khủng hoảng nhân sự

Trần Viết Quân

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan