Ngày cập nhật 2024-11-21 11:43:15

Các loại thuế mà doanh nghiệp cần nắm

Thuế là gì?

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

Xem thêm: Tìm hiểu công thức, cách tính tiền lương trong doanh nghiệp

Thuế là gì

1. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài, hay thuế môn bài, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm. Trước kia, chúng ta dùng khái niệm thuế môn bài. Nhưng kể từ ngày 01/01/2017, khái niệm này đã được thay thế bằng “Lệ phí môn bài”.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Lưu ý:

Mức thu lệ phí môn bài đối nêu trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa. Để xác định được số tiền thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp thì điều cần quan tâm đầu tiên là doanh nghiệp đó đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào.

Có hai phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Ví dụ: Công ty Kế toán Anpha mua bàn có giá là 7.700.000 đồng (trong đó VAT = 700.000 đồng). Sau đó, công ty Anpha bán bàn cho công ty Xây dựng An Phúc với giá bán là 9.900.000 đồng, trong đó VAT = 900.000 đồng. Như vậy:

- Thuế GTGT đầu ra = 900.000 đồng

- Thuế GTGT đầu vào = 700.000 đồng

Vậy, số thuế GTGT phải nộp = 900.000 - 700.000 = 200.000 đồng.

- Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Ví dụ: Công ty Anpha bán bàn ghế cho công ty Vi vu Lý Sơn với giá là 9.000.000 đồng.

- Số thuế GTGT phải nộp = 9.000.000 x 1% = 90.000 đồng.

- Trong đó: 1% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động bán buôn, bán lẻ.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại hình thuế mà doanh nghiệp sẽ phải đóng góp cho nhà nước dựa trên cơ sở doanh thu mà doanh nghiệp đó có thể thu lại được. Tùy vào tính chất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải nộp các mức thuế khác nhau như:

- Với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp đặc biệt thì sẽ thuế suất được hưởng là 20%.

- Với các doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt có thể dao động từ 10%; 15% hoặc 17% tùy theo tính chất kinh doanh.

- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, thăm dò tài nguyên quý hiếm của đất nước thường có thể chịu thuế suất lên đến 50%

Ví dụ: Tổng doanh thu bán hàng trong năm 2019 của công ty Kế toán Anpha là 100 triệu đồng. Trong đó giá vốn của hàng hóa là 70 triệu đồng. Chi phí bán hàng là 5 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 3 triệu đồng.

Khi đó lợi nhuận = doanh thu - giá vốn - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp = 100 - 70 - 5 - 3 = 22. Hay có thể nói là, công ty Anpha lãi 22 triệu đồng.

Vậy số thuế TNDN mà công ty Anpha phải nộp = 22 triệu x 20% = 4,4 triệu đồng.

4. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người lao động phải đóng dựa theo mức tiền lương mà người lao động có thể kiếm được. Và thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia theo các bậc như:

- Bậc 1: Thuế suất 5% với thu nhập tính thuế / năm lên tới 60 triệu.

- Bậc 2: Thuế suất 10% với thu nhập tính thuế/ năm từ 60-129 triệu.

- Bậc 3: Thuế suất 15% với thu nhập tính thuế/ năm từ 120 – 216 triệu.

- Bậc 4: Thuế suất 20% với thu nhập tính thuế từ 216 – 384 triệu.

- Bậc 5: Thuế suất 25% với thu nhập tính thuế từ 384 – 624 triệu.

- Bậc 6: Thuế suất 30% với thu nhập tính thuế từ 624 – 960 triệu.

5. Thuế bảo vệ môi trường

Đây là khoản thuế suất được nhà nước ấn định theo từng đơn vị hàng hóa cụ thể. Các mặt hàng chịu mức thuế bảo vệ môi trường hiện nay thường rơi vào nhóm hàng khoáng sản, xăng dầu. 

Và mức thuế mà các mặt hàng này thường phải chịu đều được quy định rõ trong nội dung khoản 1, điều 1 nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.

>>> Xem thêm:

Hệ thống lương 3p - Khái niệm, tầm quan trọng và cách tính

Hướng dẫn làm Bảng tính lương excel và cách sử dụng các hàm thông dụng

Review 10 phần mềm tính lương tốt nhất

Trần Viết Quân