Các loại bảo hiểm bắt buộc là những hình thức bảo hiểm quan trọng đối với sự ổn định và an toàn của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội. Vậy theo Luật kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc bao gồm những loại nào? Hãy cùng Tanca tìm hiểu kỹ hơn về các chế độ BHXH bắt buộc để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc là hình thức mua bảo hiểm theo pháp luật. Theo đó cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tham gia, không thể tùy ý thay đổi.
Dựa vào cơ chế này, không cần xem xét tình hình tài chính của người được bảo hiểm. Cùng không phải xem xét thông tin chi tiết của tài sản đang được bảo hiểm, hay những rủi ro mà có thể phát sinh và thường áp dụng một mức độ bảo hiểm cố định.
Đồng thời xem xét đó là mức độ bảo hiểm tối thiểu, ít khi cần đánh giá chi tiết tài sản đang được bảo hiểm. Dựa trên quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định số 28/2020/NĐ-CP như sau:
Đặc điểm nổi bật của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc yêu cầu sự tham gia nghiêm túc từ cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Mức đóng và cách thức đóng góp được quy định rõ ràng trong pháp luật.
Các chế độ được hưởng từ bảo hiểm xã hội bao gồm: chăm sóc sức khỏe, chế độ thai sản, hưu trí, trợ cấp khi qua đời và tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp.
Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng vai trò bảo vệ, giúp bù đắp khó khăn về tài chính cho người lao động và gia đình họ khi đối mặt với rủi ro trong cuộc sống. Chẳng hạn như tai nạn, ốm đau, và nhiều vấn đề khác.
Bảo hiểm xã hội còn có chức năng phân phối lại thu nhập, giúp người lao động chia sẻ rủi ro theo thời gian. Cụ thể, người lao động đóng bảo hiểm để có quỹ trợ cấp khi gặp khó khăn.
Thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội giúp người lao động an tâm hơn khi đối mặt với bệnh tật, tai nạn lao động và trong thời kỳ nghỉ thai sản, nhờ việc được hỗ trợ chi phí y tế và các loại trợ cấp khác.
Đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc
Những cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản hoặc chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, khi gặp rủi ro có thể gây ra hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Loại hình này đầu tiên xuất hiện tại Đức, Thụy Sĩ, Ba Lan đối với tài sản, dịch vụ và gia súc. Từ cuộc suy thoái kinh tế lần đầu tiên của chủ nghĩa tư bản (1929 - 1933), nhiều nước phương Tây và Mỹ đã áp dụng bảo hiểm bắt buộc đối với một số loại tài sản như xeô tô, và bảo hiểm trách nhiệm liên quan đến khoản tiền gửi ở ngân hàng...
Theo luật Bảo hiểm xã hội, những nhóm người phải đóng Bảo hiểm xã hội bao gồm:
Những người làm việc dưới hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 3 đến 12 tháng, hoặc theo mùa vụ, hoặc theo công việc cụ thể.
Những người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng.
Các cá nhân đảm nhiệm vai trò quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã và có mức lương.
Những đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn lao động
Các loại bảo hiểm bắt buộc
Theo Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, các hình thức bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc dân sự cho chủ xe cơ giới, bảo hiểm dân sự bắt buộc cho người vận tải hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm bắt buộc cháy nổ.
Bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc
Bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc là hình thức bảo hiểm dân sự của chủ sở hữu xe cơ giới, giúp đảm bảo và đền bù cho những thiệt hại về người, tài sản cho bên thứ ba. Hoặc sức khỏe, tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Loại bảo hiểm này là một yêu cầu bắt buộc mà tất cả người lái xe cơ giới phải thực hiện. Đây là giấy tờ mà lực lượng cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra và xử phạt nếu người tham gia giao thông không có.
Bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động, còn được biết đến như là gói bảo hiểm tai nạn con người. Nhằm bảo hiểm và chi trả những chi phí về bệnh tật, tai nạn liên quan đến công việc.
Đây là loại bảo hiểm mà các công ty, doanh nghiệp phải mua cho người lao động của mình. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công trình.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc là gói bảo hiểm nhằm bảo vệ cho người lao động chuyên môn trong những ngành nghề cụ thể như luật sư, kế toán, bác sĩ khỏi những khiếu nại, sơ xuất từ phía khách hàng.
Bởi vì các hợp đồng bảo hiểm thông thường không thể bảo vệ khỏi những rủi ro, khiếu nại liên quan đến ngành nghề, hoạt động kinh doanh hoặc những lỗi nghề nghiệp của họ.
Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm nhằm đền bù những tổn thất về vật chất bất ngờ đối với tài sản được bảo hiểm trong trường hợp sét đánh, cháy nổ.
Quy định này đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp có rủi ro cháy nổ cao, cũng như các khu dân cư, chung cư, phải mua bảo hiểm cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố.
Như vậy, theo luật pháp, các loại bảo hiểm mà mỗi người đều cần phải mua bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, và bảo hiểm cháy nổ.
Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm - bao gồm kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm cùng các hoạt động liên quan như đại lý và môi giới bảo hiểm. Các tổ chức và cá nhân đều phải tuân thủ một số quy định nhất định. Cụ thể, các hành vi sau đây không được phép:
- Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, hoặc môi giới bảo hiểm mà không có giấy phép hợp lệ.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, hoặc môi giới bảo hiểm mà không tuân thủ phạm vi được cấp phép.
- Thực hiện vai trò đại lý bảo hiểm hoặc dịch vụ phụ trợ mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các hành động gian dối như:
- Có sự thông đồng với người hưởng lợi để thanh toán bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái phép.
- Sử dụng tài liệu giả mạo hoặc cố tình làm sai thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Giả mạo tài liệu hoặc cố tình làm sai thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi đã có sự kiện bảo hiểm.
- Tự cố tình gây thiệt hại cho tài sản hoặc sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Sử dụng hình thức đe dọa hoặc ép buộc để ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về phúc lợi
Tóm lại, việc hiểu rõ về các loại bảo hiểm bắt buộc rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, tài sản mà còn giúp bạn tuân thủ đúng pháp luật. Đừng quên truy cập trang chủ của Tanca để tìm đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!