Phỏng vấn nhóm là gì? Đây là một hình thức phỏng vấn đặc biệt, nơi mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và lãnh đạo của ứng viên thông qua việc tạo ra các tình huống tương tác thực tế. Hãy cùng Tanca tôi khám phá sự thú vị và thách thức của các phương pháp phỏng vấn nhóm trong bài viết sau.
Phỏng vấn nhóm là gì?
Có 2 dạng phỏng vấn nhóm phổ biến trong quá trình tuyển dụng. Tùy vào tính chất công việc, yêu cầu của vị trí tuyển dụng và văn hóa doanh nghiệp mà người phỏng vấn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Cùng tìm hiểu ngay.
Group interview là gì?
Phỏng vấn nhóm - Group interview là hình thức phỏng vấn tập thể, một nhóm viên viên được phỏng vấn cùng một lúc. Nhà tuyển dụng sử dụng phương pháp này để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, sự tương tác giữa họ và các kỹ năng mềm khác của ứng viên.
Trong một cuộc phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng thường đặt ra các tình huống cụ thể yêu cầu các ứng viên cùng giải quyết. Qua đó, họ có thể quan sát và đánh giá được năng lực của từng ứng viên trong việc đưa ra ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm hiệu quả.
Panel Interview - Phỏng vấn hội đồng là gì?
Khác với Group interview, Panel là một dạng phỏng vấn nhóm trong đó một ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi một hội đồng tuyển dụng. Nhóm phỏng vấn này có thể gồm các nhân viên từ nhiều bộ phận khác nhau, thường là những người sẽ làm việc trực tiếp với ứng viên nếu họ được tuyển dụng.
Phỏng vấn panel cung cấp cho ứng viên một cơ hội để gặp gỡ và tương tác với nhiều nhân sự trong tổ chức. Điều này cũng giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa và môi trường làm việc của tổ chức.
Đối với nhà tuyển dụng, phỏng vấn panel giúp các nhà tuyển dụng có được nhiều góc nhìn và đánh giá khách quan hơn về ứng viên. Từ đó có thể ra quyết định tuyển dụng một cách toàn diện hơn.
Xem thêm: Những câu hỏi về kỹ năng mềm hay
Ưu nhược điểm của phỏng vấn nhóm
Ưu điểm của cuộc phỏng vấn nhóm
Tiết kiệm thời gian và tài nguyên cho doanh nghiệp: phỏng vấn nhóm giúp tiết kiệm thời gian của nhà tuyển dụng/công ty. Phỏng vấn từng người một gây khó khăn và tốn thời gian khi có quá nhiều ứng viên. Vì vậy Group interview là một lựa chọn hợp lý.
Nhà tuyển dụng có thể so sánh trực tiếp các ứng viên: Phỏng vấn nhóm có thể giúp nhà tuyển dụng quan sát và đánh giá nhiều ứng viên cùng lúc. Theo đó, họ có thể dễ dàng so sánh các ứng viên để tìm được nhân viên phù hợp nhất.
Nhược điểm của phỏng vấn nhóm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp phỏng vấn nhóm cũng tồn tại một số bất cập cụ thể như sau:
Áp lực cạnh tranh: Các ứng viên có thể cảm thấy áp lực khi phải cạnh tranh trực tiếp với các ứng viên khác trong một cuộc phỏng vấn. Điều này có thể gây ra căng thẳng và không phản ánh đúng khả năng thực sự của họ.
Khó đánh giá từng cá nhân: Trong một cuộc phỏng vấn nhóm, có thể khó để nhà tuyển dụng tập trung vào từng ứng viên và đánh giá kỹ năng cũng như khả năng cá nhân của họ.
Gây mất công bằng: Những ứng viên có tính cách lanh lợi và tự tin có thể chiếm ưu thế trong cuộc phỏng vấn. Trong khi những người khác, mặc dù có năng lực, nhưng do tính cách khiêm tốn hay ít nói có thể bị đánh giá thấp hơn.
Xem thêm: Whiteboard Interview là gì?
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhóm?
1. Đồng nghiệp của bạn sẽ mô tả bạn như thế nào?
Với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn biết bạn nhìn nhận như thế nào về thế nào. Từ đó, so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời của các ứng viên khác để xem liệu bạn có phù hợp với công ty hay không.
Câu trả lời mẫu: Các đồng nghiệp sẽ nói rằng tôi là một người chăm chỉ và có trách nhiệm. Tôi sẽ luôn làm phần việc của mình và hợp tác các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung. Tôi cũng không ngần ngại giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ khó khăn với họ.
2.Tại sao bạn muốn làm việc trong công ty chúng tôi?
Ứng viên tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn luôn gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Điều đó cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty và vị trí công việc này.
Đối với câu trả lời, tùy vào công việc bạn đang ứng tuyển và mong muốn của bạn cho con đường phát triển sự nghiệp sau này để trả lời sao cho khôn khéo.
3.Tại sao bạn muốn làm công việc này?
Nhà tuyển dụng muốn biết định hướng của bạn có thích hợp với vị trí mà họ đang muốn tuyển dụng hay không.
Câu trả lời mẫu: Tôi đã nghiên cứu trước về công ty và thấy rằng những gì công ty làm rất phù hợp với định hướng nghề nghiệp của tôi. Tôi tin rằng tôi có thể là một nhà tư vấn nghề nghiệp và cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp hữu ích.
4. Bạn sẽ mô tả bản thân như thế nào?
Câu hỏi này tương tự như câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng hỏi ứng viên: Hãy cho chúng tôi biết một chút về bản thân bạn. Bây giờ, thay vì chỉ nói về tính cách hay sở thích chung chung, hãy để nhà tuyển dụng lắng nghe những đặc điểm nổi bật và độc đáo của bạn.
Câu trả lời mẫu: Tôi là một người ham đọc sách. Mục tiêu của tôi là đọc 50 cuốn sách mỗi năm và tôi đã hoàn thành thử thách đó vào năm ngoái. Tôi cũng là một người tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh.
5. Những kỹ năng cần thiết cho vị trí này?
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có những kỹ năng cần thiết cho công việc hay không.
Câu trả lời mẫu: Tôi là người biết lắng nghe, có sự đồng cảm và thấu hiểu người khác. Đó là lý do tại sao tôi luôn tìm hiểu khách hàng của mình và đưa ra những giải pháp thiết thực cho họ. Tôi cũng là một người hòa đồng, có tinh thần hợp tác cao và có trách nhiệm trong công việc nhóm.
6. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đã đến lúc tạo ra sự khác biệt so với các ứng viên khác và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng chọn bạn là điều đúng đắn.
Câu trả lời mẫu: Tôi có 3 năm kinh nghiệm trong ngành này và biết rất rõ nhu cầu của khách hàng. Tôi cũng có thể liên tục học hỏi và tiếp thu những đổi mới và sáng tạo trong công việc để tăng năng suất và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu chung của công ty.
7. Theo bạn, điều gì khiến nhóm của bạn thành công?
Các nhiệm vụ nhóm được thiết kế để đánh giá xem bạn đã nắm vững các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả hay chưa.
Câu trả lời ví dụ: Chúng tôi thảo luận và đưa ra ý tưởng để giải quyết vấn đề. Mọi người lắng nghe ý kiến của nhau, cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
8. Bạn đã đóng góp cụ thể gì vào thành công của nhóm?
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng tự đánh giá khả năng làm việc nhóm của bạn. Sử dụng điểm mạnh của mình để khẳng định giá trị bản thân.
Câu trả lời ví dụ: Một trong những yêu cầu của bài bài test nhóm này là cộng tác để tìm ra giải pháp thực tế. Bản chất tôi là một người có tầm nhìn xa trông rộng và luôn nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ. Vì vậy, tôi giúp nhóm nhìn rõ ưu nhược điểm của từng phương án. Theo đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
9. Bạn sẽ chọn ai trong nhóm? Tại sao?
Trong các cuộc phỏng vấn nhóm, các nhà tuyển dụng thường đặt ứng viên vào tình huống phải làm việc với đối thủ để phản ứng của họ thế nào. Với câu hỏi này, bạn đừng cố gắng hạ thấp người khác, nhưng cũng đừng tự “chôn” mình bằng cách khen quá nhiều, vừa thiếu chuyên nghiệp vừa không thành thật.
Câu trả lời ví dụ: Tôi sẽ chọn A. Cô ấy là một người biết lắng nghe và luôn động viên cả nhóm. Khi mọi người im lặng, cô ấy sẽ khuấy động bầu không khí và khiến mọi người sôi nổi và có tinh thần hơn.
Xem thêm: Các xu hướng phỏng vấn mới và những lưu ý khi áp dụng
Kinh nghiệm phỏng vấn nhóm hiệu quả
Kinh nghiệm phỏng vấn Group interview
Mọi thứ có thể trở nên phức tạp hơn vì lúc này bạn cần thể hiện bản thân không chỉ với nhà tuyển dụng mà còn với các ứng viên khác. Vì vậy, nãy lưu ý một số điều sau:
Luôn thân thiện
Đừng im lặng và phớt lờ người khác. Thay vào đó, hãy chào hỏi và giới thiệu bản thân. Đồng thời hỏi thông tin về họ, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.
Ngay cả khi bạn không chắc mình sẽ cùng những ai trong cùng một nhóm, thì giao tiếp xã hội có thể giúp giảm căng thẳng và có vẻ là người dễ gần và hợp tác.
Luôn luôn có chính kiến
Khi phỏng vấn nhóm, bạn sẽ có xu hướng đứng về phía số đông. Tuy nhiên, ở nơi làm việc, nhà tuyển dụng muốn tìm một người có chính kiến và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân của họ.
Nếu bạn tin vào câu trả lời và bạn có lập luận chặt chẽ, đừng ngần ngại đưa ra ý tưởng của mình. Đây là một cách tuyệt vời để nổi bật trong một cuộc phỏng vấn nhóm.
Luôn tôn trọng người khác
Ngay cả khi bạn cố gắng bảo vệ quan điểm của mình, đừng tranh cãi một cách hung hăng và thể hiện cái tôi của mình. Đừng nói rằng quan điểm của ai đó là sai, hãy nói rằng bạn có quan điểm khác hoặc có cách hiệu quả hơn.
Biết cách lắng nghe
Một trong những điều cấm kỵ lớn nhất trong các cuộc phỏng vấn nhóm là nói chuyện với các ứng viên khác. Không phải bạn nói càng nhiều thì cơ hội được chọn của bạn càng cao.
Đôi khi điều này có thể gây tác dụng ngược khi nhà tuyển dụng không đánh giá cao khả năng làm việc nhóm của bạn.
Ngoài ra, khi có xung đột về quan điểm, hãy lắng nghe cẩn thận lập luận của người khác trước khi quyết định cái nào là tốt nhất cho bạn. Đừng quá bảo thủ với câu trả lời của bạn.
Các hoạt động nhóm thực sự phản ánh vai trò của bạn khi làm việc với những người khác. Các cuộc phỏng vấn nhóm sẽ cho phép bạn thể hiện các kỹ năng mà bạn có thể không có cơ hội chia sẻ trong môi trường phỏng vấn truyền thống. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc và nhận ra tiềm năng của chính mình.
Kinh nghiệm phỏng vấn nhóm Panel
Hình thức phỏng vấn nhóm này đòi hỏi ứng viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng bộ kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lập luận, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo nhóm để thể hiện trước đại diện công ty.
Trong phỏng vấn nhóm, phải luôn giữ bình tĩnh, lắng nghe và phân tích các câu hỏi được đặt ra. Đừng quá lo lắng về số lượng người đến phỏng vấn. Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị mọi thông tin và kiến thức cẩn thận như khi bạn đi phỏng vấn 1:1.
Thông thường, hội đồng phỏng vấn sẽ bao gồm các đại diện từ bộ phận của bạn (có thể là người giám sát trực tiếp của bạn). Cũng như đại diện từ các phòng ban khác có mối quan hệ công việc chặt chẽ với vị trí hiện tại của bạn.
Xem thêm: Dự kiến top những nghề sẽ biến mất trong tương lai
Sau khi đã cùng Tanca tìm hiểu rõ phỏng vấn nhóm là gì, các ưu nhược điểm của nó, hy vọng bạn đã sẵn sàng hơn khi tham gia vào cuộc phỏng vấn nhóm tiếp theo của mình. Đừng quên rằng, mặc dù môi trường có thể cạnh tranh, nhưng đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của bản thân. Hãy tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng để tỏa sáng trong mọi tình huống phỏng vấn!