Permalancer là gì? Đây là cụm từ khá mới mẻ và được nhắc đến nhiều trong thế giới freelance, dần trở thành xu hướng nghề nghiệp được ưa chuộng của các bạn trẻ GenZ. Làm việc tự do, chủ động thời gian và địa điểm làm việc nhưng vẫn có mức thu nhập cao, sự ổn định như nhân viên full-time. Cùng Tanca tìm hiểu chi tiết hơn về Permalancer qua bài viết dưới đây.
Permalancer là gì?
Permalancer là thuật ngữ chỉ những người làm việc tự do có hợp đồng lâu dài với một hoặc nhiều công ty. Thay vì làm việc theo dự án cụ thể như các freelancer truyền thống. Từ "Permalancer" bắt nguồn từ sự kết hợp của 2 từ tiếng Anh "permanent" (cố định, lâu dài) và "freelancer" (người làm tự do).
Permalancer nằm giữa freelancer và nhân viên full-time. Họ không chỉ cung cấp dịch vụ theo từng dự án cụ thể, mà còn hoạt động với vai trò cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp. Thậm chí có thể tham gia vào các quyết định lớn của công ty.
Permalancers tự quản lý thời gian và lịch trình làm việc của mình. Theo đó họ cũng tự chịu trách nhiệm về thuế và các vấn đề tài chính khác, không được hưởng phúc lợi như nhân sự chính thức.
Permalancer cũng có thể nhận nhiều dự án trong cùng một tổ chức. Đây cũng là xu hướng phổ biến ngày nay khi mọi người ngày càng muốn tối đa hóa thu nhập. Đồng thời là giải pháp hiệu quả nếu bạn chán nản môi trường công sở, muốn làm việc độc lập nhưng vẫn có thu nhập ổn định.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp là gì?
Sự khác biệt giữa Permalancer và Freelancer là gì?
Sau khi hiểu được khái niệm permalancer là gì, chúng ta có thể thấy một số điểm giống nhau giữa permalancer và freelancer. Dễ nhận thấy nhất đó là sự chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm làm việc. Một số có thể làm việc với tổ chức theo giờ hoặc hình thức part-time.
Tuy nhiên, không giống như những người Freelance giao sản phẩm theo hợp đồng cá nhân, các Permalancer ký hợp đồng dài hạn yêu cầu họ phải cam kết ở một mức độ nhất định đối với tổ chức về thời hạn và khối lượng công việc.
Ví dụ:
Một freelancer của một tạp chí chỉ viết một số lượng bài nhất định theo hợp đồng đã ký và trả phí một lần sau khi hoàn thành.
Nhưng với permalancer, họ sẽ ký hợp đồng 1 năm cam kết viết ít nhất 4 bài/tháng và được trả lương vào cuối tháng như nhân viên chính thức. Thế nhưng, họ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm, quyền lợi nghỉ dưỡng, cũng như không có trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế.
Xem thêm: Cách từ chối thăng chức khôn ngoan
Vì sao Permalancer trở nên phổ biến?
Linh hoạt: Permalancer có thể quản lý thời gian và không gian làm việc của mình, trong khi công ty có thể điều chỉnh nguồn lực một cách linh hoạt dựa trên nhu cầu.
Chuyên môn hóa: Việc thuê một chuyên gia về lĩnh vực cụ thể nào đó theo hình thức full-time khá khó khăn. Nhưng với xu hướng Permalancer hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng hợp tác với các cố vấn có chuyên môn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những dự án yêu cầu kỹ năng chuyên sâu.
Tiết kiệm chi phí: Việc thuê Permalancer có thể giúp tiết kiệm chi phí so với việc thuê nhân viên toàn thời gian. Đặc biệt khi công ty chỉ cần sử dụng kỹ năng của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
Tăng tốc độ và hiệu quả: Permalancer có thể giúp công ty nhanh chóng thực hiện các dự án mà không cần tuyển dụng thêm nhân sự.
Phản ứng nhanh với sự thay đổi: Trong một thị trường nhanh chóng và thay đổi liên tục như hiện nay. Việc sử dụng Permalancer giúp công ty có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi cung cầu thị trường và công nghệ.
Cơ hội nghề nghiệp: Đối với những người chọn trở thành Permalancer, đây cũng là cơ hội để họ thể hiện chuyên môn của mình, tận dụng kỹ năng và kinh nghiệm để làm việc với nhiều công ty khác nhau. Từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ và cơ hội nghề nghiệp.
Xem thêm: Cách tìm Mentor phù hợp
Ưu nhược điểm của hình thức làm việc Permalancer
Ưu điểm
Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi trở thành một permalaner đó là thu nhập cố định và được trả theo thời gian cố định. Sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính ổn định là lý do tại sao xu hướng này rất phổ biến với Gen Z và Millennials.
Hơn nữa, Permalancer có khả năng trở thành nhân viên chính thức của công ty trong tương lai. Theo đó được hưởng các quyền lợi như bảo hiểm, du lịch công ty và khám chữa bệnh.
Và như đã nói ở trên, đối với doanh nghiệp, tuyển dụng Permalancer sẽ giúp họ tối ưu chi phí kinh doanh hơn. Bởi họ không phải chi trả các khoản có trong nội dung hợp đồng lao động full- time như phí BHYT, BHXT,...
Nhược điểm
Thiếu bảo đảm an sinh xã hội: Khác với nhân viên toàn thời gian, Permalancer thường không có lợi ích miễn phí như BHYT, BHXH cũng như các kế hoạch hưu trí, hoặc các chế độ nghỉ phép.
Thu nhập không ổn định: Dù Permalancer có thể kiếm được nhiều tiền từ các hợp đồng lâu dài. Nhưng thu nhập của họ vẫn có thể biến đổi tùy thuộc vào số lượng công việc và giá trị của các hợp đồng. Thậm chí có thể nhanh chóng bị layoff nếu không làm tốt việc được giao.
Không có sự thăng tiến rõ ràng: Trái với nhân viên full-time, Permalancer thường không có lộ trình thăng tiến sự nghiệp rõ ràng trong công ty mà họ làm việc.
Khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Mặc dù tự do hơn trong việc sắp xếp lịch trình. Nhưng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân khá khó khăn. Đặc biệt khi phải đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ.
Thiếu sự kết nối: Permalancer chủ yếu làm việc từ xa, họ có thể cảm thấy cô lập và thiếu sự tương tác ở môi trường làm việc.
Áp lực: Khi làm việc với nhiều công ty cùng một lúc, áp lực công việc có thể sẽ rất nhiều. Nhất là khi cần đáp ứng cùng lúc nhiều yêu cầu và deadline.
Làm thế nào để trở thành một permalancer?
Những nhược điểm trên là những điều bạn cần lưu ý nếu muốn trở thành một permalancer. Để không bị thiệt thòi khi làm công việc này, mời bạn tham khảo các cách sau:
Làm cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc
Nếu làm việc cho một doanh nghiệp đủ để chiếm hết quỹ thời gian của bạn, bạn có thể bỏ qua cách này. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm nổi bật của việc trở thành một permalancer là sự linh hoạt trong giờ làm việc và lịch trình.
Do đó, bạn nên cân nhắc làm việc trong một tổ chức có uy tín, ổn định. Nhằm tránh tình trạng sa thải đột ngột, cắt giảm nhân sự…Do đó nếu làm cùng lúc nhiều doanh nghiệp, ít nhất bạn vẫn có thể đảm bảo thêm thu nhập cho mình và tránh trường hợp bất khả kháng.
Xem xét kỹ các điều khoản trước khi ký hợp đồng
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng các vị trí permalancer. Thống kê cho thấy hơn 28% nhân viên của một công ty đều là nhân viên không chính thức.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đảm bảo rằng công ty bạn làm việc có môi trường làm việc lành mạnh và không đặt ra những mục tiêu bất khả thi. Dù là đối với cấp quản lý, nhân viên chính thức hay Permalancer.
Bạn có thể tìm hiểu điều này trong thời gian của bạn làm việc với tư cách là Freelancer cho họ. Có nhiều yếu tố có thể quyết định văn hóa doanh nghiệp này có tốt hay không. Vì vậy hãy cố gắng quan sát để tránh những lựa chọn sai lầm.
Với sự biến động liên tục của thị trường lao động, việc hiểu rõ và cập nhật thông tin về Permalancer sẽ giúp bạn điều chỉnh và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp nhất với bản thân. Hy vọng qua bài viết trên của Tanca, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm Permalancer là gì và cách thức hoạt động của nó. Từ đó tạo ra những lựa chọn thông minh cho sự nghiệp của mình trong tương lai.