Instagram khởi đầu chỉ gồm 13 thành viên đã được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD năm 2012. WhatsApp ra đời 32 kỹ sư và một lần nữa lại được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD vào tháng 2/2014.
Đó là lý do vì sao những kỹ sư phần mềm ngày càng được săn đón tại thung lũng Silicon. Dần dần, cuộc chiến gay cấn nhất giữa những gã khổng lồ như Oracle, Cisco, Microsoft hay Google không phải là chiếm lấy thị phần mà là tuyển dụng được những nhân viên lành nghề.
Thậm chí rong bối cảnh dịch bệnh và giản cách xã hội do Covid 19, các “đại gia công nghệ” ở thung lũng Silicon vẫn đang ráo riết chiêu mộ nhân tài.
Tờ Wall Street Journal ngày 13.4 dẫn lời phát ngôn viên Chloe Meyere của Facebook cho biết, công ty này sẽ thuê thêm 10.000 nhân viên từ đây đến cuối năm. Amazon dự kiến tuyển thêm 20.000 vị trí công việc, chủ yếu là về kinh doanh và công nghệ. Apple thông báo kế hoạch tuyển 1.000 thực tập sinh trong mùa hè như thường lệ với đãi ngộ đầy đủ.
Muốn tìm kiếm cơ hội tại đây, bạn cần phải biết đâu là những quy tắc tuyển dụng nhân tài của thung lũng Silicon? Hoặc, nếu bạn đang là nhân sự của một công ty công nghệ tại Việt Nam, hãy thử tham khảo và học hỏi cách tuyển dụng nhân tài của họ xem sao?
Thung lũng Silicon là nơi nào?
Tên gọi “Thung lũng Silicon” lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 1971 bởi một nhà báo người Mỹ khi ông dùng tên “Silicon Valley USA” để đặt tiêu đề cho một loạt bài viết của mình đăng trên báo Electronic News.
Thung lũng Silicon bao gồm bao gồm bộ phận phía bắc của thung lũng Santa Clara và một số cộng đồng kế cận của miền nam Bán đảo San Francisco cùng Vịnh Đông của nước Mỹ.
Bản thân vùng Santa Clara có tốc độ hiện đại hóa rất nhanh và chỉ sau 50 năm phát triển, vùng đất vốn được bao bọc bởi rừng và các dãy đồi, nhiều vườn cây ăn quả đã trở thành một địa danh công nghệ cao hàng đầu thế giới.
Đó cũng chính là lý do tại sao giờ đây cụm từ “Thung lũng Silicon” ngày càng trở nên phổ biến và được dùng để chỉ về những mảnh đất công nghệ màu mỡ và có sức phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Được biết đến như một trung tâm đổi mới công nghệ toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ nổi tiếng đã được thành lập tại đây, khiến khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm. Năm 2017, các công ty có giá trị nhất có trụ sở tại Thung lũng Silicon bao gồm Alphabet (Google), Apple, Chevron, Cisco Systems, Facebook, Intel, Netflix, Nvidia, Oracle, Visa và Wells Fargo.
Tính đến năm 2018, 39 công ty trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở tại đây.
Tại Silicon, không ai muốn tuyển nhân tài quá 40 tuổi
Độ tuổi trung bình của người lao động Mỹ là 42. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của nhân viên ở Thung lũng Silicon thì trẻ hơn rất nhiều: 31 (Apple), 30 (Google, Tesla), 29 (Facebook, LinkedIn), theo công ty nghiên cứu PayScale.
Các công ty ở Thung lũng Silicon tỏ ra không hứng thú hoặc thậm chí không tin tưởng những người có nhiều kinh nghiệm, Michael Welch, một luật sư chuyên về tuyển dụng ở San Francisco cho biết.
Mark Zuckerberg từng chia sẻ, độ tuổi lý tưởng để làm việc ở Thung lũng Silicon là 22, “Đơn giản là người trẻ thông minh hơn”, anh nói trong một bài phát biểu ở đại học Stanford.
Bởi thế, nhiều nhân viên lớn tuổi trong ngành công nghệ đang phải cố tỏ ra trẻ trung hơn nếu muốn gây được thiện cảm của những ông chủ tương lai còn nhỏ tuổi hơn cả con họ.
Bên cạnh đó, một số thủ thuật trước phỏng vấn cũng được tận dụng như chỉ liệt kê những việc gần nhất trên hồ sơ và chỉnh sửa để ảnh đại diện trông trẻ hơn. Những người hơi lớn tuổi với mong muốn làm việc tại đây đang cố gắng làm mọi cách để trẻ hóa bản thân mình, thậm chí là nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhân tài giỏi về chuyên môn và là người biết “giữ bí mật”
Mục tiêu của các công ty công nghệ vẫn thường là “ngạc nhiên và thích thú”. Đó là lý do tại sao họ luôn giữ những dự án trong bí mật.
Các công ty ở đây đảm bảo nhân viên từ những phòng ban khác nhau sẽ không thể biết những phòng khác đang làm việc như thế nào. Apple cấm nhân viên của mình đi vào một số khuôn viên làm việc. Nhân viên của Apple sẽ làm việc với những sản phẩm mà họ thậm chí còn không biết đó là gì, sau này khi sản phẩm được công bố họ mới phát hiện công việc suốt thời gian qua của mình là chế tạo ra chiếc Iphone hay Ipad.
Một nguyên tắc gần như quan trọng nhất ở thung lũng Silicon là “ngăn chặn việc rò rỉ thông tin”. Đó thật sự còn là một nghệ thuật quản trị.
Chính vì thế, tìm được những nhân viên có phẩm chất “giữ bí mật” cũng là một ưu tiên lớn của các nhà tuyển dụng.
Bằng cấp KHÔNG phải là yêu cầu ở Thung lũng Silicon
Nếu bạn có tìm hiểu, sẽ thấy phần lớn các việc làm được đăng từ các công ty ở thung lũng Silicon ngày nay, tất cả đều liệt kê “Có bằng cấp hay tương đương,” để nhấn mạnh rằng vấn đề tri thức và kĩ năng quan trọng cũng như bằng cấp đại học.
Google, Ernst and Young, Apple, và IBM nằm trong số những công ty mà không còn yêu cầu giáo dục đại học truyền thống cho việc làm trả lương cao.
Trong ngành công nghiệp, nơi thiếu hụt tài năng có kĩ năng đã dẫn những người quản lý thuê người đi tìm các ứng cử viên là người tự học, đã qua trường viết mã, MOOCs hay các tùy chọn giáo dục phi truyền thống khác. Khoản 75% những người lãnh đạo công nghệ nói họ KHÔNG yêu cầu bằng khoa học máy tính với người phát triển phần mềm vì họ đã thuê nhiều ứng cử viên tốt từ nền tảng phi truyền thống.
Trong Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos năm 2019, một người quản lý cấp cao nói với thính giả: “Chỉ hội tụ vào công nhân có bằng cấp có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ hàng triệu công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới. Vấn đề là nhiều đại học quá chậm thay đổi và sinh viên của họ được dạy những tài liệu vô dụng và lỗi thời tới mức chúng tôi phải cung cấp đào tạo phụ thêm cho họ. Thuê sinh viên những người chủ động tự học từ MOOCs và bài học trực tuyến, người có những kỹ năng hiện thời nhất là giải pháp tốt hơn cho những vấn đề ngày nay. Có đội ngũ lớn những người không thể đảm đương được việc vào đại học do chi phí cao cho nên họ lên trực tuyến để học. Họ có động cơ, quyết tâm, và kĩ năng và đây là những công nhân giỏi nhất mà chúng tôi cần.”
Xem thêm: 10 Checklist tuyển dụng nhân sự
Thung lũng Silicon vẫn còn mang “bóng đen” phân biệt giới tính trong tuyển dụng
Thung lũng Silicon vốn nổi tiếng là “sân chơi của các quý ông”. Tác giả Emily Chang đã đi sâu phân tích về thực trạng đáng buồn này trong cuốn sách của mình: Brotopia: Breaking Up the Boys' Club of Silicon Valley. Cuốn sách của bà chỉ rõ việc tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu vào lịch sử hình thành của khu vực, cũng như lĩnh vực công nghệ như thế nào. Tại đây, nam giới được hưởng nhiều lợi ích và cơ hội hơn so với phụ nữ.
- Những công ty có lãnh đạo là nữ chỉ nhận được vỏn vẹn khoảng 2% số vốn đầu tư mạo hiểm.
- Chưa đến 1/4 các công việc liên quan đến máy tính và toán học được đảm nhiệm bởi phụ nữ.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng người phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thường bị ngắt lời trong các cuộc họp, và bắt buộc phải học cách đối phó với thực trạng “áp đảo” của phái mạnh trong công việc.
- Nhiều báo cáo cũng cho thấy người phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ không chỉ được đánh giá dựa trên năng lực và tài năng, mà còn dựa trên tính cách của họ nữa.
Trong một vài năm trở lại đây, nhiều công ty đã nỗ lực tìm ra các biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này. Nhiều buổi hội thảo, khóa đào tạo đã được tổ chức nhằm đối phó với thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực nữ trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng để thực sự đạt được mục đích sau cùng, vẫn còn đó một quãng đường rất dài.
Thành công của Người Ấn Độ và bài học cho chúng ta
Bốn mươi năm trước, khi những người di cư Ấn Độ bắt đầu tới Mỹ, họ không bao giờ nghĩ mình có thể thành công như người đi trước - Trung Quốc hay Nhật Bản. Nhưng trong hai mươi năm qua, rất nhiều người Ấn Độ đã làm việc và thành công ở đây hơn bất cứ nhóm người di cư khác. Chẳng hạn, Sundar Pichai - CEO của Google, Satya Nadella - CEO của Microsoft, Santana Narayen - CEO của Adobe, và hàng nghìn người nắm những vị trí quản lý cấp cao.
Một trong những thành công then chốt của người Ấn là họ có nhiều thông tin về thị trường việc làm. Họ đọc nhiều về thị trường việc làm và xu hướng xã hội, và họ chia sẻ thông tin về công nghệ và cơ hội việc làm rộng rãi bằng hàng nghìn blogs, tài khoản mạng xã hội.
- Khi Google đi tìm những kỹ năng nào đó, trong vòng vài phút, phần lớn các blogs và trang Facebook ở Ấn Độ đều đăng tin này.
- Khi thị trường công nghệ Mỹ đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt, nhiều người Ấn biết điều đó, nhanh chóng để học những kỹ năngđó.
Mơ ước của thanh niên Ấn Độ là thoát khỏi nghèo nàn bằng cách làm việc ở Mỹ. Và việc thiếu hụt nhân tài ở Mỹ mở ra cánh cửa cho họ.
Một ưu thế nữa là người Ấn là họ nói tiếng Anh rất tốt khi so sánh với những người di cư khác. Vì ưu thế này, sinh viên Ấn Độ học tốt ở đại học cũng như làm tốt ở công ty vì có kỹ năng giao tiếp. Nếu nhìn xa hơn, ta sẽ thấy người Ấn không chỉ thành công ở Mỹ mà còn ở các nước khác như Singapore, Anh, Đức, Australia, và Scandinavia.
Xem thêm: Ưu nhược điểm của những kênh tuyển dụng: Mạng xã hội, Website, Headhunter
Hiện tượng người Ấn Độ thành công ở Thung lũng Silicon cho thấy, trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, có kỹ năng tốt là chưa đủ. Bạn phải có tính dự ứng bằng việc liên tục chia sẻ, tìm hiểu và tự học nếu bạn muốn giữ việc làm tốt.
Tạm kết
Vùng thung lũng Silicon đang thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Các công ty lớn như Google, Facebook,... mỗi năm nhận được vài triệu hồ sơ ứng viên.
Dẫu vậy hầu hết các công ty đều luôn ở trong tình trạng cần người và lúc nào cũng có vị trí trống.
Do đó nếu có một chiến lược tìm việc hiệu quả, bạn sẽ có một việc làm tốt ở vùng đất này.
Xem thêm: Hệ thống tuyển dụng chuyên nghiệp Tanca