Ngành F&B đã từng sôi động như thế nào trước đại dịch?
Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động tại Việt Nam. Và, dĩ nhiên đây là một trong những ngành mang lại lợi nhuận béo bở nhất. Vì mọi người đều thích ăn ngon và Việt Nam luôn được đánh giá cao về mức độ phong phú của nền ẩm thực.
Dễ dàng nhận thấy sự sôi động của ngành này qua sự thể hiện của các con số, cả nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản theo mô hình chuỗi (Thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam).
Trước thềm đại dịch Covid-19, doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018 (Theo số liệu từ Statista). Dự báo doanh thu của ngành này đến năm 2023 có thể đạt 408 tỷ USD, F&B sẽ tiếp tục trở thành một miếng bánh hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Mọi thứ đã có thể diễn ra theo dự kiến nếu không có sự xuất hiện bất ngờ của Covid-19 vào đầu năm 2020. Thị trường F&B tại Việt Nam giảm tốc nhanh chóng, khiến nhiều cá nhân, cửa hàng, thậm chí cả chuỗi F&B cũng phải tạm đóng cửa, trả lại mặt bằng, nhượng quán. Đến một "tay to" trong ngành F&B của Việt Nam là Golden Gate cũng đang cân nhắc việc đóng cửa bớt một số cửa hàng trong rất nhiều thương hiệu của mình trước sức "công phá" của dịch COVID-19.
Rồi đến năm 2021, với đợt Covid-19 lớn hơn, rộng hơn và lâu hơn. Gần như đã bóp chết trị trường F&B trong nước.
Vậy, Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp F&B bộc lộ những điểm yếu nào mà dẫn đến sự sụt giảm lớn đến vậy?
Covid-19 khiến các doanh nghiệp F&B bộc lộ nhiều điểm yếu
Theo kết quả khảo sát tháng 8/2020 của Vietnam Report, 50% doanh nghiệp F&B cho biết hoạt động sản xuất nói chung bị tác động ở mức độ nghiêm trọng. Cụ thể:
1. Nhóm đồ uống có cồn chịu tác động nặng nề nhất
Có thể nói, nửa đầu năm 2020 là khoảng thời gian khó khăn đối với nhóm đồ uống có cồn khi phải hứng chịu một lúc 2 tác động lớn. Thứ nhất là Nghị định 100 về xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia đã phần nào làm giảm lượng tiêu thụ rượu bia trong những tháng đầu năm 2020. Thêm vào đó, việc giản cách xã hội do đại dịch Covid-19 cũng cũng khiến mọi người cắt giảm tối đa các hoạt động giải trí, ăn nhậu.
Thống kê chung lại, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đối với bia rượi đã giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2019.
2. Khâu phân phối “điêu đứng” vì giản cách xã hội
Giản cách xã hội đã khiến nhiều nhà hàng, quán cafe, khách sạn phải đóng cửa. Sau dịch, một số lượng lớn các quán đã trả lại mặt bằng thuê cửa hàng.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng online tăng cao khiến các thương hiệu, các cửa hàng bắt buộc phải đa dạng hóa các kênh phân phối online. Từ việc đa dạng kênh bán hàng thông qua các trang Thương mại điện tử và các nền tảng online khác, vị trí không còn là yếu tố giúp các quán vừa và nhỏ thành công.
Đến nay, 94,7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng, mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với những thay đổi trong thời kỳ mới. Một số biện pháp mà các doanh nghiệp F&B đang áp dụng hiệu quả là nhận đặt hàng, giao hàng tại nhà, tăng cường kênh giao nhận…
3. Quản lý nhân sự từ xa gặp nhiều rắc rối
Dễ thấy rằng, đại dịch đã khiến các doanh nghiệp bước đầu có cơ hội tiếp cận với mô hình làm việc và quản trị từ xa. Mặt khác, hầu hết đội ngũ quản lý được khảo sát đều mong muốn làm việc không gò bó về thời gian và địa lý.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng áp dụng cách thức quản lý mới mẻ này. Tại Việt Nam, F&B là ngành thường có đội ngũ nhân sự đa dạng nhiều vị trí như phục vụ, pha chế, đầu bếp, quản lý, vận chuyển. Nhân sự trong ngành ngày có tính thời vụ cao, rất không ổn định nên việc sắp xếp ca kíp, chấm công, tính lương cho nhân viên khiến người quản lý rất mệt mỏi. Việc sắp xếp đã gặp nhiều khó khăn, cho đến việc nắm được các nhân viên có thực hiện đúng như kế hoạch khi các nhà quản lý không có mặt trực tiếp lại càng khó. Việc gian lận trong chấm công, khiếu nại về ca kíp khiến các doanh nghiệp thất thoát một lượng lớn tiền bạc.
Những lưu ý để tăng cường “hệ miễn dịch” cho ngành F&B hậu Covid-19
1. Ưu tiên phát triển thị trường hiện tại
Một kịch bản tốt cho các doanh nghiệp trong ngành F&B sau dịch bệnh là nên ưu tiên phát triển thị trường hiện tại. Với một thị trường đầy chao đảo trong mùa đại dịch, việc cố nhắm thêm một nhóm khách hàng mới hay mở rộng địa bàn hoạt động sang các vùng mới sẽ khá nguy hiểm. Thậm chí, ngay trong nhóm khách hàng hiện tại của các doanh nghiệp cũng đã có sự thay đổi rất nhiều về tâm lý, thói quen tiêu dùng dưới sự tác động của đại dịch.
Ví dụ: Việc người tiêu dùng rất cẩn trọng trong việc chi tiền, chỉ chi tiêu những mặt hàng cần thiết và không có thói quen dự trữ trước sự xuất hiện Covid-19; Tuy nhiên, Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn những thói quen này, việc mua hàng được thúc đẩy bởi cảm xúc và tâm lý hoang mang lo sợ, mọi người ưu tiên dùng đồ hộp và tránh ăn uống bên ngoài.
Bước sang thời kỳ bình thường mới, việc các doanh nghiệp trong ngành F&B tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ thị trường là cần thiết. Nắm các yếu tố được giữ lại, các yếu tố đã thay đổi, tâm lý người tiêu dùng trên mọi phương diện để ra các quyết định vận hành hợp lý.
2. Luôn chú trọng vào hai từ “Sức khỏe”
Sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam, người dân sử dụng các ứng dụng sức khỏe nhiều hơn và quan tâm hơn đến việc tập thể dục và ăn uống khoa học.
Dù doanh nghiệp của bạn là quán cafe, nhà hàng hay thậm chí chỉ là quán ăn vặt lề đường thì “vệ sinh an toàn thực phẩm” phải luôn là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, nếu có khả năng về vốn và bên cung cấp hãy phát triển thêm một số món organic cho thực đơn hiện tại.
3. Đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số
- Dịch vụ giao thức ăn nhanh là xu hướng: Nhu cầu sử dụng dịch vụ giao thức ăn tăng lên sau Covid-19, 75% người đã sử dụng dịch vụ giao thức ăn, trong đó 24% mới bắt đầu sử dụng từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Dự đoán thói quen đặt đồ ăn Online thay vì ra ngoài hàng ăn sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021 bởi những lợi ích về di chuyển, tiết kiệm thời gian và công sức. Các doanh nghiệp F&B nên chủ động để trở thành đối tác của các nền tảng nổi tiếng hiện nay như Now, GrabFood, Beamin,... để đón xu hướng này.
- Hỗ trợ thanh toán online: Trong thời gian dãn cách, nhu cầu mua sắm online tăng cao thúc đẩy sự tăng trưởng số lượng giao dịch các dịch vụ thanh toán online và ví điện tử lên đến 50%. Khi đã trở về thời kỳ bình thường hóa, đại đa số khách hàng vẫn giữ lại thói quen thanh toán kiểu này vì sự tiện lợi. Vì vậy, để bắt kịp xu hướng cũng như đáp ứng nhu cầu thanh toán của đại đa số khách hàng, các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán và ưu tiên thanh toán online thông qua ví điện tử.
- Đẩy mạnh truyền thông qua Mạng xã hội: Thực hiện dãn cách xã hội, toàn bộ các hoạt động giải trí của người dân được gói gọn tại nhà. Nhu cầu giao tiếp, giải trí trên các nền tảng xã hội tăng cao, hàng loạt các ứng dụng xem phim trực tuyến lên ngôi, lượt tải game giải trí và esport trên android tăng vọt. Thật đáng tiếc nếu đội ngũ truyền thông trong ngành F&B bỏ qua nền tảng này để tăng độ phủ cho thương hiệu của mình. Nội dung truyền thông cần đa dạng và nhanh gọn, hình ảnh trực quan và phát triển các dạng “short video”.
- Quản lý nhân viên từ xa một cách hiệu quả: Quản lý nhân viên trong các nhà hàng, quán cafe luôn khiến các nhà quản lý phải đau đầu. Đặc thù của nhân sự trong mô hình kinh doanh này là nhân sự thời vụ, giờ làm việc linh động và tính chuyên nghiệp chưa cao. Thêm vào đó, người quản lý không phải lúc nào cũng có mặt tại cửa hàng để quản lý nhân viên. Các phần mềm hỗ trợ quản lý chấm công, quản lý công việc, quản lý truyền thông nội bộ sẽ hỗ trợ việc quản lý từ xa được vận hành một cách hiệu quả.
- Số hóa trong quản lý dữ liệu, hồ sơ nhân sự: Dữ liệu nhân viên, thông tin ca kíp, lương thưởng, KPI nhân sự nhiều và thay đổi liên tục, trong khi mô hình quản lý của doanh nghiệp chưa được tự động hóa khiến công tác tìm kiếm thông tin, tính toán dữ liệu trở nên khó khăn và rườm rà. Số hóa trong quản lý dữ liệu nhờ sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm nhân sự sẽ tối ưu rất nhiều các thao tác thủ công và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
>>> Xem thêm:
Phần mềm quản lý nhân sự cho Nhà hàng