MBO là gì? Sử dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Ưu và nhược điểm của phương pháp MBO là gì? Mọi thắc mắc của bạn về mô hình MBO sẽ được Tanca giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.
Phương pháp MBO là gì?
MBO là từ viết tắt của chữ tiếng Anh là Management by Objectives có nghĩa là quản trị theo mục tiêu. Đây là phương pháp quản trị tiếp cận được chiến lược của tổ chức một cách hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi sử dụng phương pháp này, cả ban lãnh đạo sẽ cùng cấp dưới tham gia giám sát, thảo luận để đưa ra các mục tiêu và kết quả sẽ đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Thuật ngữ Quản trị theo mục tiêu MBO xuất hiện lần đầu vào năm 1954, do Peter Drucker viết trong quyển sách “Thực hành quản trị”. Áp dụng vào thực tiễn ngày nay, MBO quản trị theo mục tiêu bao gồm 4 yếu tố sau:
- Sự cam kết của nhà quản trị với hệ thống MBO.
- Sự hợp tác, cộng tác của các thành viên trong cùng tổ chức, cùng nhau xây dựng một mục tiêu chung.
- Sự tự nguyện và tự giác cùng tinh thần tự quản của mỗi người để thực thi những kế hoạch chung.
- Việc kiểm soát công việc theo kế hoạch.
Xem thêm: Mô hình SMART là gì?
Một số ví dụ về quản trị theo mục tiêu MBO là gì?
Để hiểu hơn về ứng dụng thực tế của các doanh nghiệp với MBO là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ví dụ về MBO thực tế dưới đây:
Ví dụ MBO cho công ty:
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 92,5%
- Lợi nhuận hàng tháng tăng %500.000
- Dẫn đầu thị trường
- Độ nhận diện thương hiệu tăng 25%
- Khả năng hoàn vốn của sản phẩm mới chỉ trong 1,5 năm
Ví dụ ứng dụng MBO cho bộ phận Marketing:
- Mức độ nhận diện thương hiệu tăng 25%
- Đạt hơn 1000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng
- Lượng truy cập website tăng gấp đôi
- Tổng doanh thu marketing mang về đến 40%
- Tỷ lệ chuyển đổi trang đích lên tăng 30%
Ví dụ về quản lý bộ phận bán hàng theo phương pháp quản trị mục tiêu
- Đạt được mục tiêu 50 khách hàng mới đăng ký
- Khối lượng giao dịch trung bình đạt $150,000
- Chu kỳ bán hàng rút ngắn còn 3 tháng
- Tỷ lệ ký kết hợp đồng 20%
Ví dụ về quản trị mục tiêu cho HR
- Duy trì 85% sự hài lòng của người lao động
- Tăng mức độ tương tác của nhân sự lên 85%
- Duy trì mức lương và thưởng cao hơn 10% so với mức trung bình của thị trường và ngành
- Liên hệ với bộ phận bán hàng để xác định các yêu cầu tuyển dụng bán hàng
- Tăng 5% ROI của bộ phận
- Tổ chức hai sự kiện toàn công ty
- Thực hiện 1 chương trình đào tạo ban lãnh đạo
- 15% ứng viên đến từ giới thiệu nhân sự
Xem thêm: Mô hình Agile là gì?
So sánh ưu & nhược điểm của MBO và MBP
Đánh giá về MBO
Ưu điểm khi đặt mục tiêu theo MBO là gì?
- Cho phép cấp dưới, các bộ phận chủ động tham gia sáng tạo trong công việc.
- Tạo tính chủ động cho bản thân mỗi nhân viên và các hoạt động quản trị doanh nghiệp.
- Mang đến nhiều thời gian hơn cho bộ phận lãnh đạo.
- Tính linh động cao, chủ động trước những trường hợp ngoài mong muốn phát sinh.
- Thực hiện việc quản trị theo hướng minh bạch, công bằng đúng theo năng lực của từng bộ phận nhân viên.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, MBO cũng có một số mặt hạn chế:
- Không thể đảm bảo sự tập trung cho người lao động.
- Việc kiểm soát các quy trình quản lý cụ thể của công ty là rất khó.
- Quản trị công ty có thể đi lệnh hướng bất cứ lúc nào.
- Đội ngũ cán bộ cơ quan điều hành MBO phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Khó khăn trong việc kiểm soát chi phí và hành vi thực hiện không nhất quán trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Đánh giá về MBP
Ưu điểm
- Một số lợi ích của việc sử dụng MBP cho doanh nghiệp của bạn là:
- MBP cho phép nhân viên và nhà quản trị tập trung vào công việc của họ.
- Tỷ lệ các trường hợp nhầm lẫn ở mọi khía cạnh là rất thấp.
- Tạo một quy trình tiêu chuẩn rất dễ dàng.
- Dễ dàng để kiểm soát quá trình chuẩn từ đầu đến cuối.
Nhược điểm
- Ngoài những ưu điểm trên, MPB còn có những nhược điểm sau:
- Quy trình khắt khe và khó kích thích sự chủ động và sáng tạo của nhân viên.
- Tính phụ thuộc cao, không có nhiều sự chủ động từ phía nhân viên.
- Không quá linh hoạt và thường bị động trước những tình huống phát sinh.
Xem thêm: 5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell
Lợi ích khi áp dụng mô hình MBO là gì?
MBO sử dụng quản lý quy trình theo cách giúp các công ty đạt được nhiều lợi ích, bao gồm:
Thúc đẩy việc lập kế hoạch
Thực hiện công tác quản lý theo phương pháp MBO sẽ giúp doanh nghiệp của mình xác định chính xác mục tiêu và phát triển đúng hướng. Hơn nữa, các mục tiêu quản lý thúc đẩy các nhà quản lý quan tâm đến kết quả hơn cách làm việc như thế nào.
Lợi ích của MBO giúp nâng cao tính cộng tác
MBO giúp các công ty xác định điều hướng mục tiêu cá nhân sang các mục tiêu chung. Để tạo và xác thực các mục hiệu ứng, mỗi cá nhân phải có vai trò nhất định trong một tổ chức. Từ đó, các công ty có thể dễ dàng kết nối các phòng ban khác nhau để nâng cao sự hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Tạo ra động lực và cam kết
Tất cả cấp dưới được yêu cầu tham gia vào quá trình thiết lập công cụ đánh giá định hướng và hiệu suất. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn có sự cam kết và đồng thuận giữa các bộ phận. Nhờ vậy, công việc của doanh nghiệp sẽ trơn tru hơn.
Đánh giá cùng kiểm định công bằng
Quản trị theo MBO giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu suất của từng nhân viên dựa trên định hướng công việc. MBO cũng cho phép các công ty đánh giá công bằng nhân viên dựa trên kết quả khách quan và thực tế.
Nâng cao nhân sự
Quản lý theo mục tiêu (MBO) thúc đẩy quản lý và phát triển nhân viên tự học hỏi. Khi sử dụng cách tiếp cận này, các nhà quản lý sẽ học được nhiều kinh nghiệm từ đó tư duy cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, quyền kiểm soát, điều hành sẽ được nâng cao.
Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?
Quy trình MBO là quy trình gồm 6 bước cơ bản:
Xác định mục tiêu doanh nghiệp
Ngoài các mục tiêu dài hạn như tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển của tổ chức. Các mục tiêu do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời và dựa trên những quan sát, đánh giá về những gì công ty phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
Xác định mục tiêu nhân viên
Khi nhân viên nhận được bản tóm tắt về kế hoạch, chiến lược và mục tiêu tổng thể. Người quản lý có thể làm việc với cấp dưới để phát triển các mục tiêu riêng cho từng vị trí.
Đây được xem như một cuộc trò chuyện để chia sẻ những gì bạn có thể làm với các nguồn lực sẵn có tại một thời điểm nhất định và đưa ra các mục tiêu khả thi cho tổ chức hoặc bộ phận của bạn.
Khi xác định mục tiêu của nhân viên, hãy chú ý đến việc áp dụng nguyên tắc 80/20, tập trung xác định 20% mục tiêu chính quyết định 80% còn lại.
Giám sát hiệu suất cùng tiến độ
Để đạt được các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, trước hết mỗi người phải thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân. Vì vậy, việc theo dõi kỹ lưỡng tiến độ, hiệu suất và sự tiến bộ của nhân viên là vô cùng quan trọng.
Các nhà quản lý có thể tham khảo các công cụ quản lý công việc để giám sát chặt chẽ việc thực hiện và tiến độ của từng mục tiêu công việc gắn với từng nhân viên. Tạo danh sách công việc, quản lý lịch trình và hỗ trợ đánh giá chất lượng.
Ví dụ: Mục tiêu A cho phép người quản lý có thể chọn được mục tiêu lên hệ thống phần mềm quản lý công việc Tanca, gắn người chịu trách nhiệm mục tiêu đó, các tiêu chí thực hiện, tiến trình thực hiện sau đó đánh giá mục tiêu thực hiện.
Đánh giá hiệu suất công việc
Trong khuôn khổ của MBO, đánh giá hoạt động nên được thực hiện một cách thường xuyên với sự tham gia của ban lãnh đạo và các cấp quản lý liên quan.
Cung cấp phản hồi về kết quả
Trong cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu, phản hồi liên tục về kết quả và mục tiêu là bước quan trọng nhất giúp nhân viên xác định điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh kế hoạch làm việc.
Phản hồi liên tục có thể được bổ sung thông qua các cuộc họp đánh giá thường xuyên, nơi người quản lý và cấp dưới thảo luận về tiến độ và các vấn đề trong việc đạt được mục tiêu. Điều này cung cấp nhiều gợi ý để cải thiện đường lối thực thi.
Ghi nhận kết quả đạt được
Đây là bước đo lường và lập hồ sơ thành công của nhân viên trong tổ chức MBO. Ở bước này, người quản lý ngoài việc ghi nhận và đánh giá kết quả công việc, khen thưởng nhân viên đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các chính sách và hoạt động khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần.
Tanca hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm MBO là gì, lợi ích khi áp dụng MBO cho doanh nghiệp cũng như quy trình xây dựng hệ thống MBO. Chúc bạn sẽ tìm ra được phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp.