Ngày cập nhật 2024-05-03 20:19:35

Career Cushioning là gì? Khi nào bạn cần sử dụng đệm nghề nghiệp?

Career Cushioning là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ đến một "bảo hiểm" cho sự nghiệp của mình chưa? Career Cushioning chính là giải pháp giúp bạn chuẩn bị trước cho những rủi ro nghề nghiệp trong tương lai. Từ việc bị sa thải đột ngột, thất nghiệp cho đến việc tự mình muốn thay đổi hướng đi. Hãy cùng Tanca khám phá khái niệm Career Cushioning và tại sao đây lại là chiến lược quan trọng con đường xây dựng sự nghiệp của bạn.

Career Cushioning là gì?

Career Cushioning

Career Cushioning, hay "đệm nghề nghiệp" trong tiếng Việt. Đây là một khái niệm chỉ việc một người cố gắng xây dựng và duy trì một mạng lưới các cơ hội việc làm khác nhau, dự phòng cho trường hợp họ mất việc làm hiện tại hoặc muốn thay đổi công việc.

Đây có thể bao gồm việc kết nối với các nhà tuyển dụng, tham gia các sự kiện để phát triển networking, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn. Hoặc thậm chí cả việc khởi nghiệp bên cạnh công việc chính.

Đối với nhiều người, Career Cushioning như một lớp bảo vệ tâm lý, giúp họ cảm thấy an toàn hơn và sẵn sàng cho những biến động có thể xảy ra trong thị trường lao động. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc kỹ vì nó có thể làm phân tâm công việc hiện tại và cần thực hiện một cách có chọn lọc.

Xem thêm: Có gì khác nhau giữa Permanent với Freelancer

Xu hướng Career Cushioning hiện nay

đệm nghề nghiệp

Từ khi thị trường lao động trở nên phức tạp do các yếu tố như dịch COVID-19, sự xuất hiện của AI hay sự suy thoái kinh tế đang diễn ra, thì Career Cushioning đang trở thành một xu hướng.

Theo đó, mọi người bắt đầu chủ động hơn trong việc xây dựng các cơ hội nghề nghiệp mới, giúp đảm bảo sự ổn định và an toàn trong tương lai. Nếu trong quá khứ, việc gắn bó với một vị trí trong nhiều năm đã được coi là mục tiêu trong sự nghiệp.

Ngày nay, người ta ngày càng nhận thức được rằng sự linh hoạt và khả năng thích ứng với thay đổi mới là chìa khóa để thành công trong thế kỷ 21. Sự xuất hiện công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Career Cushioning.

Với mạng lưới liên kết trực tuyến như LinkedIn, việc xây dựng và duy trì mạng lưới liên kết nghề nghiệp chưa bao giờ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhiều người nhận ra rằng Career Cushioning có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng về tương lai nghề nghiệp, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần của họ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải ai cũng có khả năng hoặc cơ hội để thực hiện Career Cushioning. Những người làm việc trong các ngành có tính chất chuyên môn cao, hoặc yêu cầu trình độ kỹ năng đặc biệt có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ hội "đệm" bên ngoài lĩnh vực của mình.

Xem thêm: Những nghề sẽ biến mất trong tương lai

Khi nào bạn cần sử dụng “đệm nghề nghiệp”?

Việc áp dụng phương pháp Career Cushioning, hay "đệm nghề nghiệp", không chỉ dành cho những người muốn thay đổi công việc mà còn hữu ích cho tất cả mọi người đang làm việc. Dưới đây là một số tình huống bạn nên cân nhắc đến việc áp dụng phương pháp này:

Khi muốn thay đổi nghề nghiệp: Career Cushioning giúp bạn tìm hiểu và tiếp cận với những lĩnh vực mới mà bạn đang quan tâm. Qua đó mở ra cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp thuận tiện hơn.

Khi công việc hiện tại không ổn định: Nếu công việc của bạn không có độ ổn định cao, hoặc bạn cảm thấy rằng vị trí của mình có thể bị đe dọa (do cắt giảm ngân sách, thay đổi trong cấu trúc công ty...), việc xây dựng "đệm nghề nghiệp" sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho các tình huống xấu có thể xảy ra.

Khi bạn muốn phát triển nghề nghiệp: Career Cushioning không chỉ dùng để "đệm" cho những biến động, mà còn là một cách tốt để mở rộng mạng lưới liên kết nghề nghiệp, tìm hiểu về những cơ hội tiềm năng và đẩy mạnh sự nghiệp của mình lên tầm cao mới.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong khi Career Cushioning có thể giúp bạn chuẩn bị cho những biến đổi trong tương lai. Bạn vẫn cần tập trung vào công việc hiện tại và không để phương pháp này làm giảm hiệu suất làm việc của bạn.

Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp là gì?

Cách thực hiện Career Cushioning trong thời kỳ sa thải

cach thuc hien Career Cushioning

Đánh giá kỹ năng hiện tại của bạn

Xem lại những kỹ năng bạn đã có và cách bạn áp dụng chúng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Những kỹ năng bạn học được ở công việc hiện tại có thể là vũ khí giúp bạn có được vị trí tốt hơn hoặc phù hợp hơn với công việc mới.

Các nhà tuyển dụng ngày nay cũng đang tìm kiếm các ứng viên multitask, có thể làm tốt nhiều công việc khác nhau. Song song với việc đánh giá lại những thứ bạn sở hữu, bạn nên bổ sung những kỹ năng quan trọng còn thiếu.

Phân tích SWOT của bản thân

Sau khi hoàn thành đánh giá kỹ năng, hãy thực hiện phân tích SWOT để biết chính xác vị trí của bạn. Liệt kê và phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến vị trí công việc của bạn trong công ty.

Liệt kê và phân tích chi tiết điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm và sở thích của bạn. Các yếu tố bên ngoài như thách thức và cơ hội có thể liên quan đến môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên,...

Sau khi phân tích xong, bạn sẽ biết mình cần gì và sẵn sàng từ bỏ điều gì. Nếu cơ hội và điểm mạnh của bạn bị lấn át bởi điểm yếu và thách thức, bạn sẽ cần một kế hoạch để đối phó với chúng.

Cải thiện các kỹ năng hiện có và học những kỹ năng mới

Một khi bạn biết mình cần gì, bước tiếp theo là bắt đầu học hỏi và cải thiện các kỹ năng của mình. Bạn có thể học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và sếp. Hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn, khóa đào tạo chuyên sâu do các chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn theo học phụ trách.

Xây dựng networking

Các mối quan hệ rất quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên duy trì và nuôi dưỡng mạng lưới của mình chứ không đợi đến khi cần mới sử dụng. Điều đó có thể mang lại cho bạn những cơ hội việc làm mới và là nơi bạn có thể học hỏi.

Bạn càng có nhiều mối quan hệ với những tên tuổi lớn nhất trong ngành, bạn càng có nhiều cơ hội được nghe và đọc những chia sẻ hữu ích của họ. Không phải lý thuyết sáo rỗng, mà là kinh nghiệm thực tế.

Thường xuyên cập nhật tin tức thị trường lao động

Thế giới không ngừng thay đổi và việc cập nhật những tin tức mới nhất để dễ dàng thích nghi với sự thay đổi đó là điều rất quan trọng đối với quá trình phát triển sự nghiệp.

Bạn có thể theo dõi các tờ báo trong ngành, các trang mạng, hội nhóm… để update những tin tức mới nhất mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi báo chí, mạng xã hội về nghề nghiệp, tuyển dụng, tin tức việc làm…sẽ giúp bạn luôn cập nhật và tìm được công việc phù hợp một cách dễ dàng.

Tìm được mentor giỏi

Nếu có thể, hãy tìm cho mình một người mentor hướng dẫn bạn. Đó có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp hoặc một người cố vấn có thể đưa ra những phân tích khách quan và giải pháp chính xác cho các vấn đề của bạn.

Chuẩn bị sẵn sàng cho cơ hội

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất nghe có vẻ bi quan, nhưng không chuẩn bị cho tình trạng thất nghiệp trước còn tồi tệ hơn. Career Cushioning giúp bạn yên tâm hơn trong trường hợp xấu nhất bởi bạn đã có kế hoạch dự phòng hoàn hảo.

Và khi một cánh cửa đóng lại, những cơ hội mới có thể mở ra bất cứ lúc nào nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn. Cho đến lúc đó, đừng ngại suy nghĩ thấu đáo và chuyển sang công việc phù hợp với bạn.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp Career Cushioning

phuong phap dem nghe nghiep

Khi thực hiện Career Cushioning, hay "đệm nghề nghiệp", bạn cần chú ý đến một số điểm sau đây:

Duy trì sự chuyên nghiệp: Khi bạn mở rộng networking của mình và tìm kiếm cơ hội mới, hãy luôn duy trì sự chuyên nghiệp. Đừng quên rằng mọi giao tiếp và hành động của bạn đều có thể ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp của bạn.

Tập trung vào công việc hiện tại: Mặc dù Career Cushioning giúp bạn chuẩn bị cho tương lai, nhưng công việc hiện tại vẫn cần được quan tâm. Đừng để việc tìm kiếm cơ hội mới làm giảm hiệu suất làm việc của bạn.

Chọn lọc: Có thể có nhiều cơ hội hấp dẫn ở phía trước, nhưng bạn cần chọn lọc và định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Không phải tất cả các cơ hội đều phù hợp với mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn.

Luôn giữ bí mật: Nếu bạn đang có nghỉ việc ở công ty hiện tại, hãy giữ bí mật kế hoạch của mình. Việc bốc bạch với đồng nghiệp hoặc sếp có thể gây ra hậu quả không mong muốn.

Như vậy, qua bài viết trên của Tanca bạn đã hiểu rõ hơn về Career Cushioning là gì. Với việc tạo ra một “đệm sự nghiệp”, bạn sẽ có được sự tự do và tâm lý vững vàng để tiếp tục mở rộng khả năng của mình, không phải lo lắng về những biến động. Đừng chần chừ, hãy bắt đầu lập kế hoạch cho Career Cushioning của bạn ngay hôm nay bạn nhé!

Lê Thị Thuỳ Vi
Bài viết mới
Có thể bạn quan tâm