Ngày cập nhật 2024-10-22 12:12:19

Bóc Nghĩa Boomerang Employees Là Gì? Có Nên Tuyển Dụng Lại?

(900 Bình chọn)

Boomerang employees là gì? Tuyển dụng lại những đối tượng này có ưu khuyết điểm thế nào cho doanh nghiệp? Cùng Tanca tham khảo ngay bài viết.

Boomerang employees là gì?

Boomerang employees là người rời bỏ công ty ở thời điểm hiện tại và sau đó quay trở lại làm việc cho công ty đó trong tương lai. Những người boomerang employees có thể rời đi vì nhiều lý do khác nhau, như theo đuổi cơ hội mới, giải quyết công việc cá nhân, hoặc để tìm thêm kinh nghiệm ở một công ty khác.

Tuy nhiên, họ thường quay lại công ty cũ vì họ thích môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, hoặc những người đồng nghiệp họ đã làm việc cùng.

Boomerang employees - trào lưu trên thị trường hiện nay

Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, 28% "nhân viên mới" thực tế là những boomerang employees quay trở lại sau khi đã rời bỏ công ty trong vòng 36 tháng trước đó. Nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên này thường có khả năng giữ các chức vụ cao hoặc có nhiều trách nhiệm hơn như là làm quản lý,... so với những người khác và trung bình học thường sẽ quay lại công ty trong vòng 13 tháng.

Ngoài ra, sự tăng lên về tỷ lệ nhân viên "boomerang" có liên quan đến đại dịch COVID-19. Theo một nghiên cứu của công ty lương UKG năm 2022, 43% người nghỉ việc trong thời kỳ đại dịch tin rằng họ sẽ tốt hơn nếu quay lại công việc cũ. Hơn nữa, một trong năm người được khảo sát đã quay trở lại công ty cũ của họ.

Kết quả phân tích cho thấy sự đa dạng về tỷ lệ nhân viên "boomerang" quay lại ở các lĩnh vực khác nhau, với 33% trong lĩnh vực bán lẻ, 25% ở các công ty sản xuất và 14% ở các doanh nghiệp công nghệ.

Lý do khiến nhân viên quay trở lại công ty cũ thường là do công ty mới không đáp ứng đúng những kỳ vọng mà họ đặt ra hoặc không thực hiện những cam kết đã được đưa ra. Ngoài ra, mối quan hệ đồng nghiệp mật thiết tại công ty cũ và mức lương hấp dẫn hơn cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định quay trở lại của họ.

Xem thêm:

Lý do quay lại công việc cũ của các boomerang employees

Sự tích cực trong công việc: Boomerang employees thường quay trở lại các công ty nơi họ từng trải nghiệm một môi trường làm việc tích cực, bao gồm các mối quan hệ hài hòa với đồng nghiệp và quản lý, cơ hội phát triển, và một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Văn hóa công ty: Những nhân viên cũ có thể quay lại công ty với văn hóa mà họ cảm thấy phù hợp. Điều này có thể bao gồm sự chia sẻ sứ mệnh và giá trị, cam kết về các loại giấy tờ, lương thưởng, công bằng và sự bao dung, cũng như một môi trường làm việc hỗ trợ và vui vẻ.

Kỹ năng và kinh nghiệm mới: Boomerang employees rời bỏ công ty cũ để học hỏi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm ở nơi làm việc mới. Tuy nhiên, họ có thể quay trở lại nếu nhận ra rằng những kỹ năng và kinh nghiệm mới này sẽ là một nguồn lợi cho bản thân họ ở công ty cũ.

Cơ hội phát triển tốt hơn: Nhân viên có thể tái nhập hội nhập công ty cũ nếu họ nhận thấy nơi này mang lại cơ hội phát triển tốt hơn, như thăng tiến, mức lương cao hơn hoặc sự linh hoạt trong công việc.

Có sự thay đổi trong tổ chức: Boomerang employees có thể quay trở lại nếu công ty đã thực hiện những thay đổi làm cho môi trường làm việc trở nên hấp dẫn hơn, ví dụ như các chính sách phúc lợi mới, sự xuất hiện của đội quản lý mới, hoặc sự tập trung vào tương tác tích cực với nhân viên.

Tình cảm trung thành: Nhân viên "boomerang" cũng có thể quay trở lại bởi vì có sự yêu thích công ty hoặc đơn giản là vì họ nhớ những trải nghiệm tích cực khi làm việc tại đó.

Lợi hay hại khi tuyển lại nhân viên cũ?

Ưu điểm

Nói chung, việc tuyển dụng boomerang employees có thể là một quyết định có lợi đôi bên cho cả công ty và nhân viên. Công ty có thể tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo mà vẫn có được một nguồn nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực.

Giảm chi phí tuyển dụng: Boomerang employees thường yêu cầu ít chi phí đào tạo và làm việc so với nhân viên mới, vì họ đã quen với văn hóa, chính sách và thủ tục của công ty.

Tăng hiệu suất: Nhân viên cũ thường có hiệu suất cao hơn so với nhân viên mới, vì họ hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của công ty cũng như họ đủ kinh nghiệm để có thể nhanh chóng làm quen với dự án mới.

Nâng cao tinh thần nhân viên: Tuyển dụng nhân viên cũ có thể nâng cao tinh thần nhân viên hiện tại, cho thấy công ty vẫn đánh giá cao nhân viên cũ và sẵn lòng trao cơ hội thứ hai cho họ.

Cải thiện văn hóa doanh nghiệp: Boomerang employees có thể mang đến góc nhìn mới và ý tưởng mới cho công ty, giúp cải thiện tổng thể văn hóa doanh nghiệp.

Tăng cường việc giữ chân nhân viên: Nhân viên quay lại thường có khả năng ổn định công việc lâu dài hơn so với nhân viên mới, vì họ đã trải qua văn hóa của công ty và có mạng lưới đồng nghiệp và bạn bè.

Có thể khai thác một nguồn lực rộng lớn: Bằng cách duy trì liên lạc với nhân viên cũ, công ty có thể khai thác một nguồn nhân tài rộng lớn khi có vị trí cần tuyển.

Giảm rủi ro: Boomerang employees có một sự quen thuộc với công ty, do đó sẽ có ít rủi ro tuyển dụng người không phù hợp với văn hóa công ty hoặc không thể thực hiện công việc trong môi trường công ty.

Cải thiện mối quan hệ với khách hàng: Nhân viên "boomerang" đã từng làm việc với khách hàng có thể đem lại mối quan hệ quý báu khi trở lại công ty.

Tăng danh tiếng thương hiệu: Khi công ty tuyển dụng boomerang employees, việc này thể hiện họ trân trọng nhân viên và sẵn lòng đầu tư vào họ. Điều này có thể giúp cải thiện danh tiếng thương hiệu của công ty và thu hút khách hàng, nhân viên mới.

Khuyết điểm

Quyết định tuyển dụng boomerang employees nên được đưa ra dựa trên từng trường hợp cụ thể. Các công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa những lợi ích tiềm năng và rủi ro để đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty. Mặc dù việc tuyển dụng nhân viên cũ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm và rủi ro cần xem xét, bao gồm các điểm sau đây:

Sự phê phán từ nhân viên hiện tại: Nếu boomerang employees được tuyển dụng với mức lương cao hơn hoặc nhiều đặc quyền hơn, điều này có thể gây ra sự không hài lòng trong đội ngũ nhân viên hiện tại - những người đã ổn định tại công ty.

Vấn đề về hiệu suất trong quá khứ: Nếu một nhân viên "boomerang" rời bỏ công ty vì vấn đề về liên quan đến hiệu suất, vậy thì rủi ro những vấn đề đó có thể tái phát là khá cao.

Kỳ vọng không thực tế: Nhân viên quay lại công ty cũ có thể có kỳ vọng không thực tế về sự trở lại của mình. Họ có thể mong đợi mọi thứ giống như trước khi họ rời đi hoặc hy vọng được thăng chức hoặc tăng lương ngay lập tức.

Thiếu góc nhìn mới mẻ: Boomerang employees có thể không mang lại góc nhìn mới mẻ hoặc ý tưởng mới cho công ty, do họ có thể đã quen với cách làm của họ hoặc khá khó chấp nhận thay đổi.

Cam kết ngắn hạn: Nhân viên "boomerang" có thể chỉ trở lại doanh nghiệp vì sự cần thiết và có thể rời đi khi tìm thấy cơ hội tốt hơn.

Vấn đề chưa được giải quyết: Nếu boomerang employees rời bỏ công ty vì vấn đề, mẫu thuẫn chưa được giải quyết, những vấn đề đó có thể vẫn tồn tại và gây ra vấn đề khác cho nội bộ công ty.

Có nên lựa chọn làm boomerang employees không?

Đáp án là Có, nếu:

  • Lý do nghỉ không liên quan đến môi trường làm việc. Bạn rời công ty cũ không phải vì vấn đề như mối quan hệ với đồng nghiệp, môi trường làm việc, hoặc văn hóa doanh nghiệp.
  • Rời bỏ công ty một cách hòa bình.
  • Có môi trường làm việc, công việc với chế độ phù hợp với bạn
  • Bạn có thể quay lại với một vị trí mới, mang theo trách nhiệm mới, giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách tích cực và sáng tạo.

Không nên quay lại làm việc tại công ty cũ nếu:

  • Bạn rời bỏ công ty vì sự không đồng lòng với đồng nghiệp hoặc cấp trên, không thể đạt đến sự thống nhất trong quan điểm làm việc.
  • Môi trường làm việc tại công ty cũ quá độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn.
  • Công ty cũ không đánh giá đúng mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp với khả năng và đóng góp của bạn.
  • Doanh nghiệp không thể hiện sự đánh giá và công nhận về đóng góp của bạn trong công việc.
  • Có những vấn đề không được giải quyết với công ty cũ, tạo ra những trở ngại không thể vượt qua.

Nên làm gì nếu bạn có ý định quay lại công ty cũ làm việc

Nếu bạn đang có ý định trở lại làm việc cho công ty cũ, dưới đây là những bước bạn có thể thực hiện để chứng minh rằng quyết định quay lại này là một sự "lợi hại hơn xưa":

  • Cân nhắc và trình bày rõ lý do bạn rời bỏ công ty hiện tại để quay lại công ty cũ với cấp quản lý cũ.
  • Duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, ví dụ như thường xuyên nhắn tin hỏi thăm, tổ chức buổi cà phê, và thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của họ.
  • Tránh bất kỳ ý kiến tiêu cực hoặc lời phê phán về cấp trên, đồng nghiệp cũ, hay bất kỳ ai trong công ty trước đây chỉ vì bạn có một số không hài lòng với họ.
  • Đề ra những cam kết rõ ràng khi bạn quay trở lại công ty cũ, thể hiện sự chín chắn và quyết tâm.
  • Liệt kê những giá trị và lợi ích mà bạn mang lại cho công ty, đồng thời nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm mới bạn đã đạt được.
  • Duy trì liên lạc với cấp trên cũ, có thể thông qua việc tương tác với story hoặc nhắn tin để duy trì sự kết nối.
  • Tìm hiểu về những thay đổi mà công ty đã trải qua sau thời gian bạn nghỉ việc.
  • Thường xuyên tương tác với bài đăng truyền thông của công ty để thể hiện sự quan tâm và sự mong đợi với sự phát triển của công ty.
  • Hỏi ý kiến của đồng nghiệp cũ và xem họ có thể giúp đỡ trong mong muốn trở lại làm việc của bạn.
  • Xem xét kỹ chính sách và yêu cầu khi quay trở lại làm việc, đảm bảo bạn hiểu rõ và sẵn sàng tuân thủ.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ "Boomerang employee là gì?". Đồng thời, những chia sẻ của Tanca sẽ là một gợi ý quan trọng để bạn xác định liệu có nên quay trở lại làm việc ở môi trường cũ hay không. Bạn biết đấy, việc trở lại làm việc ở công ty cũ có thể mang lại những điều tích cực, nhưng cũng có nhiều hạn chế mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan