Nếu rảo bước trên một con phố bất kỳ của Sài Gòn, cứ vài trăm mét bạn có thể bắt gặp ngay một nhà hàng, quán cafe hay quán bar. Khi bàn về con số, vào năm 2018 cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 530.000 cửa hàng nhỏ, 8.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 25.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 87.000 nhà hàng được đầu tư bài bản. Qua từng năm, con số này sẽ ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể. Và vì thế, nhân sự trong ngành F&B chiếm một số lượng cực lớn trong thị trường lao động.
Nhận thấy tầm quan trọng việc quản lý nhân sự trong ngành này. Tanca liệt kê ra 7 xu hướng quản lý nhân sự ngành F&B trong năm 2021 mà các cấp lãnh đạo/ nhà quản lý nhân sự cần nắm rõ.
1. Qua tâm đến lao động Gen Z
Thế hệ Z là những người sinh năm 1995 - 2012, họ đang trở thành lực lượng lao động chính của ngành F&B. Người lớn tuổi nhất của thế hệ này sẽ đạt 26 tuổi vào năm 2021, vậy là họ có thể đảm nhận các vị trí từ quản lý đến nhân viên thời vụ. Để ý đến sự thống lĩnh thị trường lao động của Gen Z, cấp lãnh đạo/nhà quản lý trong ngành F&B cần quan tâm đến họ nhiều hơn nếu muốn phát triển việc kinh doanh của mình trong năm 2021.
Có thể nói, thế hệ này được thúc đẩy bởi các phần thưởng xã hội, cố vấn và phản hồi liên tục, họ cũng muốn có ý nghĩa và chịu trách nhiệm. Giống như những người tiền nhiệm Gen Y, họ cũng đòi hỏi lịch làm việc linh hoạt. Đặc biệt, thế hệ này được tiếp xúc trực tiếp sự phát triển của khoa học công nghệ từ sớm nên có sự thích nghi linh hoạt với quá trình chuyển đổi số trong những năm gần đây.
2. Tận dụng nhân sự thuê ngoài
Khi nhân sự của doanh nghiệp trở nên quá tải hoặc nhân sự hiện tại không đủ chuyên môn để đảm nhận một nghiệp vụ nào đó, thì việc đi theo hướng thuê ngoài là một lựa chọn phù hợp. Hiện nay, nhân sự thuê ngoài trong ngành F&B chủ yếu phục vụ cho các công việc tư vấn, quản lý, truyền thông, giao vận. Trong tương lai, đây sẽ trở thành xu hướng tất yếu tại các doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu của xu hướng này trên thị trường toàn cầu dự kiến sẽ đạt 43,8 tỷ USD vào năm 2024.
Việc sử dụng nhân sự thuê ngoài không có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ ngừng đề cao các bộ phận nhân sự nội bộ. Đội ngũ nhân sự hiện tại vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các quy trình vận hành. Bên cạnh đó, việc thuê ngoài cũng làm ảnh hưởng đến những chế độ phúc lợi, lương thưởng trong doanh nghiệp. Nên cấp lãnh đạo cần lập một kế hoạch để việc thuê ngoài trong doanh nghiệp được thực hiện hợp lý.
3. Xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài
Ngày nay, các doanh nghiệp trong ngành F&B phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp, đặc biệt là những nhân viên cho các vị trí quan trọng. Thu hút nhân tài hiện đã trở thành thử thách quan trọng xếp thứ 3 mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Hiện nay, quy trình tuyển dụng ứng viên của các doanh nghiệp đã trở nên thuận tiện và chất lượng hơn nhờ sử dụng mạng xã hội, số liệu phân tích và các phần mềm quản trị. Hơn nữa, các ứng viên Gen Z có nhiều kiến thức công nghệ hơn, họ chủ động nghiên cứu doanh nghiệp và văn hóa làm việc của doanh nghiệp thông qua các công cụ trực tuyến trước khi ứng tuyển. Nếu không có một chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài đủ mạnh, doanh nghiệp bạn sẽ chìm nghỉm với hàng trăm thông báo tuyển dụng mỗi ngày. Đã đến lúc các doanh nghiệp trong ngành F&B nghiêm túc trong việc xây dựng chiến lược tuyển dụng như một hoạt động bài bản và quan trọng.
4. Phát triển truyền thông nội bộ
Văn hóa công ty chính là cách làm thương hiệu hiệu quả nhất không cần đến chi phí quảng cáo. Một chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả giúp gắn kết, nâng cao tinh thần đoàn kết trong công ty và có thể giúp tên tuổi của doanh nghiệp lan rộng đến đội ngũ nhân sự trên thị trường. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài trở nên thuận lợi hơn.
5. Quản lý từ xa
Có thể thấy, đại dịch đã khiến các doanh nghiệp bước đầu có cơ hội tiếp cận với mô hình làm việc và quản trị từ xa. Mặt khác, hầu hết đội ngũ quản lý được khảo sát đều mong muốn làm việc không gò bó về thời gian và địa lý. Trong khi đó, sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, Internet of Thing đã xóa bỏ giới hạn khoảng cách làm việc của con người giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc triển khai mô hình làm việc từ xa. Vì vậy, việc quản lý từ xa đang trở thành xu hướng nổi bật trong năm 2021 của các doanh nghiệp ngành F&B nói riêng và tất cả các ngành nói chung.
6. Quản lý hiệu quả công việc
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang giảm sự tập trung vào việc thẩm định, thay vào đó là chú trọng đào tạo và lắng nghe phản hồi, triển khai những khuôn mẫu làm việc mới trên quy mô lớn hơn. Hướng tiếp cận mới trong quản trị hiệu suất làm việc của doanh nghiệp đã góp phần gia tăng hiệu suất làm việc và thay đổi văn hóa đoàn thể.
7. Số hóa công việc hành chính nhân sự
Một trong những mong muốn hàng đầu của người lao động khi lựa chọn một công việc đó là điều kiện môi trường làm việc. Theo khảo sát của Flexjobs cho thấy 80% người lao động sẽ trung thành hơn với công việc khi được làm việc tại môi trường hiện đại và linh hoạt. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc xử lý các công việc hành chính nhân sự bằng giấy tờ đã không còn phù hợp và bộ lộ nhiều hạn chế (dễ xảy ra sai sót, lãng phí quỹ thời gian làm việc, lãng phí chi nhân lực, chi phí gián đoạn công việc do quy trình nhân sự rườm rà,…).
Các phần mềm quản lý nhân sự xuất hiện ngày càng nhiều để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành F&B. Cụ thể, các phần mềm này thường cung cấp các tính năng như: Chấm công ngay trên điện thoại thông qua wifi, GPS, AI; Tự động hóa tính lương; Giao việc; Quản lý tài sản; Hỗ trợ tuyển dụng nhân sự;... Nhờ vậy mà hiệu suất làm việc của nhân viên ngày càng tăng, môi trường làm việc hiện đại, kết quả kinh doanh được cải thiện.