Ngày cập nhật 2024-11-18 21:38:43

Cách Bán Hàng Cứng Rắn (Hard Sell) Là Gì? Mẹo Áp Dụng Hard Sell

(645 Bình chọn)

Bán hàng cứng rắn (Hard Sell) là một chiến lược tiếp thị hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Phương pháp này tập trung vào việc tiếp cận trực tiếp và mạnh mẽ để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng. Với sự trực tiếp và kiên quyết, hard sell có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng doanh số. Cùng Tanca khám phá thêm các thông tin chi tiết về Hard Sell qua bài viết này!

Khái niệm của cách bán hàng cứng rắn (Hard Sell)

Phương pháp bán hàng cứng rắn (hard sell) là một cách tiếp cận quảng cáo hoặc bán hàng sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và đánh mạnh vào nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này nhằm mục đích thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong một thời gian ngắn, thay vì cân nhắc các lựa chọn khác và quyết định chờ đợi để mua. Nó được coi là một kỹ thuật gây áp lực và "hung hăng", hiện phương pháp này đã không còn được "ưa chuộng như xưa" theo một số chuyên gia bán hàng trên thị trường.

CÁC ĐIỂM CHÍNH

  • Phương pháp bán hàng cứng là một chiến lược bán hàng trực tiếp và mạnh mẽ.
  • Nó nhằm mục đích thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng hóa hoặc dịch vụ ngay lập tức mà không có thời gian để cân nhắc.
  • Các chiến thuật bán hàng cứng mang theo tính chất tiêu cực và được coi là có phần không trung thực.
  • Phương pháp bán hàng cứng trái ngược với phương pháp bán hàng nhẹ nhàng (soft sell) là dịu dàng và không gây áp lực.
  • Nó được coi là một chiến thuật bán hàng không hiệu quả vì thường dẫn đến cảm giác tiêu cực và ít tạo ra cơ hội quay lại mua hàng.

Ví dụ, kỹ thuật hard sell được áp dụng khi bán một chiếc ô tô thường sẽ tập trung vào việc tạo ra sự khan hiếm của mẫu xe đó. Khẳng định rằng nhiều người khác cũng đang chờ để mua chiếc xe này, và đề cập rằng giá sẽ tăng lên nếu khách hàng bỏ lỡ cơ hội đang có này.

Mục đích của phương pháp này là tạo ra sự khẩn trương và gây áp lực lên khách hàng, khiến họ cảm thấy cần phải mua hàng ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, các hành vi như cung cấp thông tin không chính xác hoặc che giấu thông tin quan trọng là không đúng đạo đức nghề nghiệp và có thể gây bất lợi cho khách hàng trong quá trình ra quyết định.

Xem thêm:

Nguồn gốc của hình thức hard sell

Cách bán hàng cứng rắn (hard sell) đã xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm 1950. Đây là phương pháp quảng cáo và bán hàng đặc trưng bởi ngôn từ thẳng thắng và cách thức mạnh mẽ, nhằm mục đích thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua hàng ngay lập tức, thay vì cân nhắc lựa chọn.

Với phong cách vội vã và đột ngột, các nhân viên bán hàng sẽ liên tục gọi điện, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ ngay cả khi khách hàng chưa có nhu cầu. Họ sẽ kiên trì thúc giục khách hàng mua hàng và chỉ xem như dừng lại khi khách hàng từ chối đến lần thứ 3.

Mặc dù phương pháp này gây ra những cảm giác tiêu cực cho người mua, song cách hard sell cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Đó là việc áp dụng tính thúc giục của phương pháp này có khả năng giải quyết được vấn đề thực tế, đó là hầu hết mọi người thường có xu hướng trì hoãn việc mua hàng, ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ đó mang lại lợi ích ngay lập tức cho họ.

Phân biệt bán hàng cứng rắn (hard sell) và bán hàng mềm mại (soft sell)

Phương pháp bán hàng cứng rắn (Hard Sell) và phương pháp bán hàng mềm mại (Soft Sell) là hai cách khác nhau trong việc bán hàng.

Bán hàng cứng rắn (Hard Sell)Bán hàng mềm mại (Soft Sell)
Tập trung vào việc thực hiện giao dịch ngay lập tức, không cần nhiều thời gian tìm hiểu khách hàng.Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nhằm mục tiêu tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.Tạo sự tin tưởng và gắn kết với khách hàng thông qua các câu chuyện, lợi ích mà họ sẽ nhận được.
Áp dụng cho những khách hàng đã sẵn sàng mua và không cần so sánh nhiều.Nhân viên bán hàng lắng nghe, đặt câu hỏi để hiểu nhu cầu của khách hàng.
Nhân viên bán hàng sẽ chủ động đề cập trực tiếp đến các tính năng, ưu điểm của sản phẩm.Cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm.
Phương pháp này có thể gây áp lực cho khách hàng và đôi khi sẽ dẫn đến thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác.Phương pháp này ít gây áp lực hơn và có thể dẫn đến giao dịch thành công trong dài hạn.

Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Các doanh nghiệp cần linh hoạt kết hợp cả hai cách tùy theo từng khách hàng và từng tình huống cụ thể.

Ưu/Nhược điểm của Hard sell

Đối với nhân viên bán hàng, phương pháp hard sell mang lại những phần thưởng tức thời, đặc biệt là đối với các công việc mà thu nhập chính của họ phải dựa 100% vào mức hoa hồng. Người bán sẽ tránh được việc phải theo đuổi khách hàng - những người rất có thể từ chối giao dịch sau một thời gian trôi qua.

Ngoài ra, đối với một chu kỳ bán hàng được rút ngắn giai đoạn tiếp cận và theo đuổi, nhân viên bán hàng sẽ có thêm thời gian tập trung vào các giao dịch khác và có khả năng đạt được các mục tiêu bán hàng tốt hơn.

Các chiến thuật hard sell cũng hiệu quả trong việc loại trừ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng dòng hàng, vì khách hàng ít hoặc không có thời gian để so sánh.

Tuy nhiên, phương pháp hard sell khi được thực hiện một cách quá "sỗ sàng", có thể làm người mua áp lực và ngăn cản những khách hàng tiềm năng xem xét đến thương hiệu của bạn. Đối với người mua bị áp lực, trải nghiệm này sẽ gây khó chịu đến mức họ sẽ chia sẻ trải nghiệm tiêu cực của mình với những người khác, điều này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của công ty. Nó cũng có thể thúc đẩy họ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp không áp dụng các chiến thuật hard sell.

Phương pháp hard sell thường bỏ qua nhu cầu của khách hàng vì các seller - nhân viên bán hàng tập trung nhiều hơn vào việc bán hàng thay vì khách hàng. Điều này dẫn đến sự không phù hợp giữa khách hàng và sản phẩm hoặc dịch vụ được bán.

ƯU ĐIỂMNHƯỢC ĐIỂM
Nhân viên bán hàng được thưởng hoa hồng ngay.Gây áp lực cho khách hàng.
Đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.Có thể mất khách hàng tiềm năng.
Loại bỏ đối thủ cạnh tranh.Làm mất uy tín công ty.

4 mẹo để ứng dụng bán hàng cứng rắn (Hard sell) vào kinh doanh thành công

Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ

Với tư cách là một chuyên gia bán hàng cứng rắn, bạn cần phải biết tất cả các chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt nhất và thành công hoàn thành giao dịch.

So với phương pháp bán hàng mềm mại (soft sell), phương pháp hard sell tập trung vào người bán hàng hơn là vào một quy trình bán hàng đúng quy chuẩn - điều này có nghĩa là nhân viên bán hàng có ảnh hưởng lớn hơn đến việc liệu một khách hàng tiềm năng có quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ hay không.

Đó là lý do tại sao bạn cần phải nắm vững các chi tiết về sản phẩm của mình và cách mỗi tính năng có thể giúp giải quyết từng vấn đề cụ thể của từng khách hàng tiềm năng để thực hiện một giao dịch thành công.

Tuyển dụng đúng kiểu nhân viên bán hàng

Trong phương thức hard sell - Nhân viên bán hàng là điều cốt yếu cho một chiến thuật bán hàng thành công.

Bạn cần những người tự tin và làm việc tốt dưới áp lực. Một phần của điều đó là nghĩ nhanh và điều chỉnh bài thuyết trình bán hàng của họ theo những gì khách hàng tiềm năng đang nói đến.

Có tính cách mạnh mẽ là một đặc điểm quan trọng khác khi mà họ có thể tạo được một "áp lực vô hình" để thúc đẩy khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định.

Các seller còn cần có năng lượng và tự tin để trình bày, chào hàng nhanh chóng và yêu cầu khách hàng mua. Họ cũng phải có thể giải quyết các lời từ chối của khách hàng một cách tự tin và khéo léo.

Tạo nội dung chất lượng cao và đầy tín thuyết phục

Vì hard sell nhấn mạnh vào việc ra quyết định nhanh chóng, bạn cần có nội dung liên quan để nhắm mục tiêu vào khách hàng của bạn và tìm cách để họ xiêu lòng trước lời dẫn dắt mua hàng của bạn.

Bạn cần tận dụng các tài liệu marketing chất lượng cao, chẳng hạn như nghiên cứu tình huống và lời phản hồi của khách hàng, trong chiến lược hard sell của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn dễ dàng hơn.

Nhưng bạn làm thế nào để tìm nội dung mang tính thực tế với phản ứng của khách hàng?

Một cách tuyệt vời để xác định loại nội dung bạn nên sử dụng là phân tích việc sử dụng trang web và theo dõi hành trình của khách hàng trên trang web của bạn. Để xác định khách hàng đã xem qua sản phẩm gì và rời đi ở bước nào?

Nói chuyện với các đối tác cũng có thể giúp bạn có kinh nghiệm, hiểu hơn về cách khách hàng tiềm năng phản ứng với nội dung của bạn.

Bạn cũng nên đảm bảo nội dung hard sell của bạn chứa một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, như "chỉ trong thời gian này", "đừng bỏ lỡ" hoặc "mua ngay trước khi quá muộn". Điều này giúp tạo ra sự cấp thiết để khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định.

Tận dụng marketing bằng Email

Bán hàng bằng email là một cách tuyệt vời để tạo ra doanh số khi bạn sử dụng phương pháp bán hàng cứng rắn.

Hãy nhớ rằng, hard sell là tập trung vào việc tiếp trực tiếp để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Email là một phương pháp bán hàng thẳng thắng và hiệu quả về mặt thời gian, dễ nhân rộng, trở thành phương thức trao đổi lý tưởng khi bạn không thể gặp gỡ người nào đó.

Hơn nữa, email cho phép bạn thực hiện một giao dịch trực tuyến, điều này không phải lúc nào cũng có thể xảy ra với marketing trên mạng xã hội.

Nhưng bạn nên bao gồm những gì trong một email hard sell?

Vì ý tưởng là khiến khách hàng tiềm năng nhanh chóng click vào đường link bán hàng của bạn, có một số điểm bạn có thể bao gồm trong email của bạn để thúc đẩy việc này.

Dưới đây là một số lời khuyên để căn nhắc:

  • Hỏi khách hàng tiềm năng xem họ có muốn tham gia một buổi tư vấn hay không.
  • Khuyến khích họ truy cập vào trang web của bạn.
  • Hỏi xem họ có muốn báo giá hay không.
  • Kèm những phím nhấn “Call to action” như “Mua hàng ngay tại đây”, “Sử dụng voucher”, “Ưu đãi diễn trong trong (thời gian đếm ngược)”

Với sự trực tiếp và kiên quyết, cách bán hàng cứng rắn (Hard Sell) là một chiến lược marketing  hiệu quả và rút ngắn được quy trình bán hàng. Với những thông tin bên trên, Tanca hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về phương thức bán hàng cứng rắn này. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác!

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan