Ngày cập nhật 2024-11-22 03:54:45

Bản đồ chiến lược nhân sự là gì?

(957 Bình chọn)

Trước đây, bộ phận nhân sự chỉ tập trung vào các công việc hành chính, phúc lợi lương thường…mà không có đóng góp cho chiến lược tổng thể của công ty. 

Nhưng ở giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là lợi thế cạnh tranh nên bộ phận quản lý nhân sự có vai trò ngày càng quan trọng.

Khái niệm bản đồ chiến lược nhân sự

Năm 2001, Robert S. Kaplan và David P. Norton, chuyên gia chiến lược kinh doanh và người tạo ra hệ thống đo lường hiệu suất thẻ điểm cân bằng đã giới thiệu bản đồ chiến lược trong một cuốn sách có tên là Tổ chức tập trung vào chiến lược.

Bản đồ chiến lược nhân sự chỉ có duy nhất 1 trang để mô tả và truyền đạt chiến lược làm thế nào để đạt được mục tiêu dài hạn. Bản đồ chiến lược này sẽ chỉ ra cách thức bộ phận nhân sự có thể làm để tăng giá trị cho chiến lược kinh doanh.

Bản đồ cũng là một cách dễ dàng để hình dung cách bạn sẽ thực hiện chiến lược. Nó không chỉ phác thảo các mục tiêu, mà còn đưa ra gợi ý về cách những mục tiêu đó có thể hoặc sẽ đạt được. Giống như một bản đồ đường bộ, nó chỉ cho bạn con đường phía trước. 

Bản đồ chiến lược nhân sự rất có giá trị vì chúng đảm bảo tính kết nối, sự rõ ràng và giao tiếp giữa những gì bộ phận nhân sự làm và những gì tổ chức cần.

Xem thêm: Nhân sự là gì? Tất tần tật về các vị trí công việc

Bốn yếu tố chính làm nên bản đồ chiến lược nhân sự

Yếu tố 1: Tài chính

Mục tiêu tài chính luôn quan trọng và cần thiết với mỗi tổ chức. 

Mọi doanh nghiệp đều hướng đến sự tăng trưởng về tài chính, tối đa hóa giá trị cổ đông trong dài hạn, tăng doanh thu, tăng năng suất, nhưng đồng thời cũng phải giảm chi phí. Một trong những biện pháp được sử dụng là tăng doanh thu, giảm chi phí nhân sự, tăng năng suất lao động.

Yếu tố 2: Khách hàng

Doanh nghiệp hãy coi nhân viên của mình chính là khách hàng. Chỉ khi nào khách hàng nội bộ hài lòng thì mới tạo ra được năng suất và chất lượng. 

Doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, tạo dựng một môi trường thân thiện để nhân viên cùng phát triển.

Đối với mỗi kỳ vọng về tài chính, doanh nghiệp cần xác định xem khách hàng nhân sự là ai và mô tả những gì họ sẽ làm để đảm bảo chiến lược đạt được, các mục tiêu tài chính được đảm bảo. Khách hàng nhân sự thường không phải là một người mà là một “điều” liên quan đến nhân viên, chẳng hạn như sự cam kết của nhân viên, sức khoẻ và sự đa dạng. Sự gắn kết của nhân viên sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả. 

Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ nâng cao năng suất làm việc.

Xem thêm: Văn hóa Doanh nghiệp: Định nghĩa, lợi ích và cách xây dựng

Yếu tố 3: Quy trình

Mô tả các bước sẽ thực hiện để đạt được kết quả đầu ra tập trung vào khách hàng nội bộ, chính là đội ngũ nhân sự trong tổ chức. 

Trong đó, doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung: áp dụng quy trình tuyển dụng tối ưu; phát triển năng lực nhân sự chiến lược, quản lý nhân tài tốt nhất; tối ưu hóa hệ thống quản lý, tăng năng suất nhân viên.

Yếu tố 4: Học tập và phát triển

Hoàn thiện bản đồ chiến lược bằng cách xác định những gì nhân sự phải làm để nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực cụ thể cần thiết để đạt được các mục tiêu. 

Không ngừng đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự trong giai đoạn cạnh tranh là việc làm khôn ngoan và cần thiết. 

Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự năng động, chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn tốt sẽ vượt qua được mọi thách thức để đạt mục tiêu và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Xem thêm: Top 12+ phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất

Phương pháp lập bản đồ chiến lược nhân sự

1. Sắp xếp bố cục bản đồ theo thứ tự hợp lý

Bản đồ chiến lược được chia thành 4 phần từ trên xuống dưới là: Tài chính, Khách hàng, Nội bộ và Học tập và Phát triển.

Hai phần đầu tiên thiết lập kết quả đầu ra – kỳ vọng tập trung vào tài chính và khách hàng – phù hợp với mục tiêu của công ty.

Hai phần còn lại mô tả các đầu vào nội bộ và học tập và tăng trưởng, hoặc cách bộ phận nhân sự lên kế hoạch để đáp ứng mong đợi đầu vào. 

Bản đồ sử dụng các khối hộp chưa nội dung bên trong và các đường kết nối để tạo và xác định mối quan hệ giữa các phần và mục tiêu đầu vào và đầu ra.

2. Xác định mục tiêu tài chính

Sử dụng bản đồ chiến lược, bộ phận nhân sự xác định được chính xác đầu ra tài chính cần thiết để đạt được mục tiêu đã được thống nhất trong chiến lược của công ty.

Đối với mục tiêu như tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, các yêu cầu cụ thể thường sẽ bao gồm: tăng doanh thu, tăng năng suất và giảm chi phí. Và những con số này đều ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bộ phận nhân sự.

3. Xác định và đặt kỳ vọng vào “khách hàng”

Đối với mỗi kỳ vọng tài chính, hãy xác định khách hàng nhân sự là ai và mô tả khách hàng sẽ làm gì để đảm bảo nhân sự đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra. 

Khách hàng nhân sự thường được hiểu theo nghĩa là một người, là nhân viên cụ thể; nhưng hãy nghĩ rộng hơn khách hàng nhân sự có thể là những điều liên quan đến nhân viên như chất lượng làm việc, sự ủng hộ của nhân viên,…

Bản đồ chiến lược nhân sự thực sự là một công cụ hữu ích trong giai đoạn hiện nay để bộ phận nhân sự thực hiện công việc tuyển chọn và giữ chân người tài sao cho đích đến cuối cùng là toàn bộ công ty đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Xem thêm: 7 chức năng cơ bản về quản lý nhân sự

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan