Ngày cập nhật 2024-11-21 22:41:35

Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn

(504 Bình chọn)

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả dựa trên 5 tiêu chí: Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Time-Bound. Đây là nguyên tắc thông minh và được ứng dụng nhiếu nhất để xây dựng mục tiêu. Để tìm hiểu chi tiết về cách ứng dụng SMART, hãy theo dõi bài viết sau của Tanca nhé!

Mô hình SMART là gì?

Trong các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả. Dựa vào đó mà các doanh nghiệp hay cá nhân có thể thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: 

- Specific (Cụ thể) 

- Measurable (Có thể Đo lường được) 

- Actionable (Tính Khả thi) 

- Relevant (Sự Liên quan) 

- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Xem thêm: 3 mô hình quản trị hiện đại được doanh nghiệp tích cực áp dụng

Lợi ích của mô hình SMART

1. Xác định trọng tâm và hướng đi

Mục tiêu SMART giúp bạn có thể đưa ra định hướng kinh doanh đúng đắn, sẽ hướng dẫn bạn và nhân viên dễ dàng thông qua các quyết định hàng ngày. 

Khi đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART, các nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí, bạn sẽ tránh mua hàng không cần thiết.

2. Giúp tạo ra một kế hoạch

Mục tiêu SMART giúp bạn tạo ra một kế hoạch để đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Chúng giúp bạn bắt đầu phát triển kế hoạch trong tâm trí và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để đưa bạn đi đúng hướng.

3. Công cụ để thúc đẩy nhân viên

Mục tiêu kinh doanh có thể được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy nhân viên của bạn. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số thì bạn có thể thiết lập các chương trình khuyến khích nhân viên để kiếm tiền khi đạt được các mốc nhất định.

4. Cung cấp kết quả nhanh hơn

Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lường. Đội ngũ nhân viên cần đạt kết quả gì? Họ cần hoàn thành ở ngưỡng nào? Kết quả nào mới được xem là đạt chuẩn?,...

Nhờ đó mà bạn sẽ phải làm gì và hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn. Điều này là do bạn sẽ lãng phí ít thời gian cho các hành động không hiệu quả và sẽ có một lộ trình trực tiếp để hoàn thành mục tiêu.

5. Giảm căng thẳng

Khi năng suất của chúng ta bị ảnh hưởng và chúng ta không cảm thấy mình đang hoàn thành việc gì cả sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng và lo lắng.

Áp dụng mô hình SMART giúp nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào con đường chung của cả doanh nghiệp, nhờ đó mà giảm bớt căng thẳng.

Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Lợi ích và cách ứng dụng trong kinh doanh

Cách ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu

1. Specific (S) - Cụ thể

Đầu tiên, việc xác định mục tiêu rõ ràng là điều vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bạn phải cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực và thực sự có động lực để đạt được nó. Còn nếu nếu một mục tiêu quá "bay", phi thực tế thì bạn sẽ không thể biết phải làm thế nào để đạt được nó. 

Vậy chốt lại, nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART là xác định mục tiêu, thu hẹp phạm vi để mục tiêu đó thật cụ thể và hiểu rõ các bước cần thiết để đạt được nó.

Để giúp thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

- Bạn mong muốn đạt được cái gì?

- Ai sẽ là người làm?

- Làm thế nào để thực hiện và những chiến lược sẽ được sử dụng?

- Mục tiêu này áp dụng ở đâu?

- Khi nào mục tiêu này được hoàn thành?

- Mục tiêu có đem lại một kết quả rõ ràng?

Ví dụ: Mục tiêu mang tính cụ thể theo mô hình SMART có thể là: “Tăng số lượng người ghé thăm trang blog lên 15% so với quý trước”. Hãy tránh những mục tiêu chung chung như “Tăng số lượng người ghé thăm trang blog”. Bao gồm một con số khi lên mục tiêu sẽ giúp mục tiêu đó trở nên cụ thể và phù hợp với mô hình SMART hơn.

Xem thêm: Chọn KPI hay OKR? Hướng dẫn cách ứng dụng hiệu quả

2. Measurable (M) - Có thể Đo lường được

Tiêu chí tiếp theo mà một mục tiêu theo mô hình SMART cần đạt được đó là Có thể đo lường được. Tính đo lường là cách dễ nhất cho bạn hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất theo từng mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Nếu đặt ra mục tiêu là 2 tỷ cho phòng Sales, lúc này bạn sẽ cần phải tính toán chi tiết trong quý IV đó phòng Sales sẽ cần phải thực hiện những công việc gì để đạt được 2 tỷ đó. Cụ thể mục tiêu bán cho đối tác với hình thức B2B là 1 tỷ, B2C là 1 tỷ trong tổng 3 tháng của quý IV.

Đọc thêm: Six Sigma là gì? Lợi ích và cách triển khai

3. Actionable (A) - Tính Khả thi

Đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân và mọi người làm việc, tuy nhiên nếu nặng quá sẽ thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được. 

Tính khả thi giúp nhà lãnh đạo nghiêm túc xem xét nội lực doanh nghiệp, khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên, tiềm lực để bứt phá. Đây là động lực để mỗi thành viên trong công ty có thể cố gắng, thách thức giới hạn, đạt đến thành công. 

Ví dụ: Nếu số lượng ứng viên nộp hồ sơ cho doanh nghiệp tăng 5% vào tháng trước, một mục tiêu tăng con số đó lên 8-10% sẽ khả thi hơn so với con số 25%.

Xem thêm: Design Thinking là gì? 5 Bước trong quy trình Design Thinking

4. Relevant (R) - Sự Liên quan

Chữ R này trong mô hình SMART có 2 trường phái dùng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tế và số còn lại dùng từ RELEVANT nghĩa là Liên quan.

Tuy nhiên, chúng đều có nghĩa chung là mục tiêu của doanh nghiệp thì phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung, nó phải giải quyết được các vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải.

Mục tiêu của từng nhân viên thì phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực chức vụ đang làm, phù hợp với mục đích phát triển công ty.

5. Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu

Thời gian là yếu tố cuối cùng bạn cần phải thực hiện khi đặt mục tiêu theo phương pháp SMART. Một mục tiêu có tính thời gian cụ thể sẽ giúp nhà quản lý và đội ngũ nhân viên hoàn thành đúng các công việc theo một lịch trình rõ ràng.

Mô hình SMART ví dụ

Ví dụ 1: Mở cửa hàng kinh doanh riêng

S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh riêng.

M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 30 khách để kinh doanh riêng.

A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 30 khách để kinh doanh riêng.

R – Relevant (Tính liên quan): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 30 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.

T – Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 30 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán cafe sẽ bắt đầu khai trương từ ngày 1/11/2021.

Ví dụ 2: Trở thành lãnh đạo phòng

S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh.

M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự.

A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự.

R – Relevant (Tính liên quan): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.

T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2021.

Ví dụ 3: Mô hình SMART trong học tập tiếng Anh

- Specific: Bạn cần tự hỏi mục đích sau cùng của việc học tiếng Anh thật tốt là gì. Có thể là giao tiếp được với đồng nghiêp và đối tác khi đi làm, đỗ đại học, sinh sống và làm việc tại nước sử dụng tiếng Anh,...

- Measurable: “Tôi sẽ học 10 từ mới mỗi tuần” hoặc “Tôi sẽ dành ra 30 phút mỗi ngày để học tiếng Anh.”

- Achievable: Những công việc có thể hoàn thành như việc ngày đầu tiên sẽ ôn tập Unit 1 – sáng làm bài tập ngữ pháp, chiều ôn từ vựng và tối làm bài tập đọc

- Relevant: Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh được 1 tháng, mỗi ngày dành 2 tiếng cho việc học, mục tiêu trong 1 tháng tiếp theo có thể giao tiếp trôi chảy với một người bản xử trong những tình huống đơn giản.

- Time-bound: Bạn có thể đặt các mục tiêu như “Trong vòng 1 tuần, tôi phải nhớ và sử dụng thành thạo các câu giao tiếp sử dụng trong chủ đề về môi trường”

Ví dụ 4: Mô hình SMART của Vinamilk

- Specific: Vinamilk đã đưa ra cách Marketing cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Xác định rõ ràng những ai đang tìm sữa trẻ nhỏ. Nhờ đó mà đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm công sức và thời gian.

- Measurable: Thương hiệu có tính toán mức độ cần đạt cho từng nhân viên. Con số được tính theo mỗi ngày, mỗi tuần và tháng.

- Achievable: Xác định hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng mô hình sản xuất từ các dòng sản phẩm cơ bản. Luôn khảo sát tình hình thị trường để đưa ra hạng mục nhất định, đảm bảo được lợi nhuận đem về lớn hơn chi phí đầu tư.

- Relevant: Sản xuất sản phẩm mới có những cải tiến hoặc đặc điểm phù hợp người tiêu dùng.

- Time-bound: Các mục tiêu lớn được đặt ra theo năm. Tiếp đó, chúng được chia nhỏ ra thành nhiều hạng mục phải đạt theo quý và tiếp tục được phân chia ở các cấp độ thấp hơn.

Tạm kết 

Cách duy nhất để đạt được sự phát triển của toàn công ty cũng như từng cá nhân là xác định rõ các mục tiêu.

Đừng lãng phí nhiều thời gian để thực hiện những mục tiêu không mang lại kết quả mong muốn. Hãy bắt đầu xác định các mục tiêu theo mô hình SMART và cung cấp cho nhóm của bạn lý do tại sao họ nên bắt đầu làm việc này càng sớm càng tốt. Tạo cho mọi người một mục tiêu tốt sẽ giúp các thành viên có động lực hơn.

Trần Viết Quân

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan