Ngày cập nhật 2024-12-22 10:06:19

6 yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

(340 Bình chọn)

6 yếu tố sau đây sẽ tạo nên một văn hóa doanh nghiệp, nó có thể là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa khác biệt và một tổ chức lâu dài phát triển trường tồn.

1. Tầm nhìn

Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu với một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. 

Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một. Một tuyên bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.

Ví dụ: Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn là “một thế giới không có bệnh Alzheimer” còn Oxfam thì định hướng “một thế giới không có đói nghèo”.

2. Giá trị

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù tầm nhìn cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. 

Nhiều doanh nghiệp cũng tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp… chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.

3. Thực tiễn

Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố "con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi" thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.

Tương tự như vậy, nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. Và bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực.

4. Con người

Trong các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp thì con người là nhân tố quan trọng nhất. Con người có thể định hình được mục tiêu, tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, con người vừa có thể chia sẻ giá trị cốt lõi vừa sẵn sàng và đủ khả năng thực hiện, duy trí các giá trị ấy. Cho nên bạn nhất định không được bỏ qua yếu tố này.

Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các công ty lớn trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp.

Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một người mà sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẵn có”.

5. Sức mạnh của câu chuyện

Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo. Từ đó, việc chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa. 

Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã xây dựng.

Câu chuyện về văn hóa doanh nghiệp tại Starbucks từ lâu đã trở thành giai thoại nổi tiếng,  được nhiều người mang ra mổ xẻ và học hỏi. Tại đây, không chỉ khách hàng mà nhân viên cũng là “thượng đế”. Vào thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi những công ty khác sa thải hàng loạt nhân viên để giảm chi phí, Starbucks lại đầu tư vào việc đào tạo nhân viên. Năm 2008, khi Starbucks gặp khó khăn về tài chính, Schultz quyết định tạm thời đóng 7.100 cửa hàng để đào tạo lại nhân viên pha chế nhằm tạo ra món Espresso hoàn hảo nhất. Năm 2014, Starbucks thông báo sẽ trả phí đại học cho nhân viên.

Xem thêm: Cách Starbucks chinh phục khách hàng trên toàn thế giới

6. Môi trường làm việc “mở”

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.

Để nói về top những doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất thì không thể không kể đến Google. Không chỉ có hệ thống văn phòng đẹp, hiện đại, sáng tạo, họ còn cung cấp cho nhân viên rất nhiều tiện ích như đồ ăn, kỳ nghỉ, party, lương hoa hồng,… Nhân việc làm việc tại Google được tạo một không gian vô cùng thoải mái. Chính vì vậy mà họ luôn tuyển chọn được những nhân tài xuất chúng trên thế giới về làm việc.

>>> Xem thêm:

Tăng doanh thu 200% nhờ văn hóa doanh nghiệp

Dấu hiệu nhận biết văn hoá doanh nghiệp bị nhiễm độc

7 điều nhà quản trị nên làm khi gặp khủng hoảng nhân sự

Trần Viết Quân

Bài viết nổi bật