Ngày cập nhật 2025-04-01 07:41:08

Founder Và Co-Founder Là Gì? Điểm Khác Nhau Và Tầm Quan Trọng Của 2 Khái Niệm Này

(794 Bình chọn)

Founder và Co-founder là gì? Là 2 thuật ngữ thường xuyên xuất hiện nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ ý nghĩa cũng như vai trò của chúng. Việc hiểu đúng về hai khái niệm này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách vận hành của các startup và doanh nghiệp. Bài viết này của Tanca sẽ giải thích chi tiết về Founder và Co-founder, chỉ ra sự khác biệt giữa chúng và tầm quan trọng của mỗi vai trò.

Founder là gì?

Founder (Người sáng lập) là cá nhân hoặc nhóm người đã khởi xướng ý tưởng, xây dựng và thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Founder là người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển ý tưởng kinh doanh, đưa nó từ giai đoạn ý tưởng đến thực tế. Những quyết định ban đầu quan trọng như chiến lược phát triển, phân bổ nguồn lực, hoặc định hướng giá trị cốt lõi của công ty thường được quyết định bởi Founder.

Ví dụ: Elon Musk được coi là Founder của nhiều dự án lớn như Tesla hay SpaceX, khi ông là người đưa ra ý tưởng và dẫn dắt các bước đầu phát triển.

Xem thêm:

Co-founder là gì?

Co-Founder (Đồng sáng lập) là những người cùng tham gia với Founder trong việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp từ những ngày đầu. Co-Founder đóng góp ý tưởng, nguồn lực và khả năng chuyên môn để hỗ trợ Founder trong việc biến ý tưởng thành hiện thực. Co-Founder không chỉ là "người đồng hành" mà còn là những đối tác chiến lược giúp định hình cấu trúc và hướng đi của doanh nghiệp.

Ví dụ: Steve Wozniak được gọi là Co-Founder của Apple, bởi ông đã cùng với Steve Jobs xây dựng và đưa công ty này trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.

Điểm khác nhau giữa Founder và Co-founder

Điểm giống nhau: Cả 2 đều được hiểu là nhà sáng lập của một công ty/ doanh nghiệp /tổ chức nào đó.

Điểm khác nhau:

Tiêu Chí

Founder

Co-Founder

Ý tưởng khởi nghiệpNgười đưa ra ý tưởng ban đầu, định hình mục tiêuTham gia hiện thực hóa ý tưởng
Quyền lực và trách nhiệm

Quyền lực thường lớn hơn, đảm nhận trách nhiệm chính.

 

Hỗ trợ tăng lợi nhuận, đảm bảo ổn định và phát triển cho công ty bằng việc đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch chiến lược.

 

Định rõ hướng đi và hoạt động của doanh nghiệp.

 

Đại diện và thực .hiện quá trình kêu gọi vốn đầu tư cho tổ chức

Hỗ trợ Founder trong quản lý và chiến lược.

 

Không mang trách nhiệm chính thức và không được ủy quyền quyết định các vấn đề quan trọng. 

 

Tham gia cung cấp tham vấn và đề xuất hữu ích dựa trên ý tưởng của người sáng lập.

 

Hợp tác với các người sáng lập để điều phối hoạt động của tổ chức.

Vị trí trong công tyThường giữ vai trò chủ chốt như CEOĐảm nhận nhiều vai trò khác nhau tùy vào thế mạnh

Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

Về công việc: Founder có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ý tưởng, xác định chiến lược và thiết lập tầm nhìn cho tổ chức. Họ thường được coi là những nhà lãnh đạo mạnh nhất trong công ty, có khả năng đứng ra để huy động vốn cho doanh nghiệp và đưa ra những quyết định quan trọng trong các dự án của tổ chức.

Về trách nhiệm: Người sáng lập chịu trách nhiệm chính thức đối với mọi quyết định của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo việc tăng doanh thu cho công ty thông qua việc thực hiện các chiến lược đã đề ra, đồng thời đối mặt và giải quyết mọi rủi ro và thách thức mà tổ chức đối diện. Founder đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề này để đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Đặc điểm mà các Founder cần có là gì?

Đam mê: Sự đam mê và nhiệt huyết trong một lĩnh vực cụ thể được coi là yếu tố quan trọng nhất trong mọi phẩm chất. Đam mê không chỉ tạo động lực để bạn không ngừng học hỏi mà còn kích thích mong muốn trải nghiệm. Trong quá trình theo đuổi đam mê, việc liên tục trau dồi kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing và các kỹ năng liên quan là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các nhà sáng lập tương lai thực hiện ý tưởng của mình với tâm huyết và kiên trì, vượt qua mọi thách thức phức tạp mà họ có thể gặp phải.

Tầm nhìn xa: Founder cần có khả năng nhìn xa trông rộng, xác định được mục tiêu dài hạn và chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp. Một tầm nhìn rõ ràng giúp định hướng đội ngũ và tạo động lực cho tổ chức. Khả năng quan sát tinh tế, luôn có cái nhìn tổng thể về mọi vấn đề xã hội đang diễn ra, từ đó nhận biết được những nhu cầu chưa được đáp ứng của con người. Chính vì điều này, các Founder dễ dàng tạo ra các ý tưởng cho sản phẩm mới, lập kế hoạch chiến lược chính xác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp doanh nghiệp tăng cường doanh thu.

Hiểu biết về tài chính: Việc nắm vững các khía cạnh tài chính như quản lý dòng tiền, lợi nhuận và chi phí là yếu tố quan trọng giúp Founder duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.

Sự quyết đoán: Việc nắm bắt thời cơ được xem như một "bản năng thiên phú" của những người có phẩm chất làm Founder. Họ không chỉ biết cách tận dụng cơ hội đúng lúc mà còn thể hiện sự quyết đoán trong mỗi hành động, chuẩn bị tinh thần vững chắc và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn và thử thách. Đừng quên rằng, thành công không đến với những người chần chừ và do dự, mà chính sự quyết đoán sẽ đưa bạn tới thành công.

Khả năng ngoại giao: Để trở thành một người sáng lập đáng tin cậy và giúp công ty xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, việc mở rộng mạng lưới quan hệ là không thể thiếu đối với họ. Họ cần là những người đam mê giao lưu và học hỏi. Trong các cuộc gặp gỡ với đối tác, họ có thể đem lại những ý tưởng sáng tạo mới, hoặc kết nối các ý tưởng để tạo ra sự hài hòa. Quan trọng phải nhớ rằng, những người có tư duy và cùng tầm nhìn thường hút nhau, và họ có thể trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai. Việc xây dựng và củng cố mối quan hệ này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Nhờ vào điều này, các người sáng lập sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn trong quá trình khởi nghiệp.

Cách để trở thành một Founder lý tưởng

Học hỏi kinh nghiệm tại các công ty khởi nghiệp (Startup): Trong giai đoạn ban đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có quy trình vận hành khác biệt hoàn toàn so với các tập đoàn lớn. Do đó, việc làm việc hoặc thực tập tại những doanh nghiệp này có thể mang lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu. Tại đó, bạn có cơ hội học hỏi cách giải quyết vấn đề và xử lý tình huống từ những doanh nhân có kinh nghiệm, trải qua những thăng trầm trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Đây là những bài học quý giá mà không dễ dàng có được. Đồng thời, khi tham gia vào những cơ hội và thách thức cùng với các nhà sáng lập, bạn sẽ có điều kiện để đảm nhận một số vai trò quan trọng mà một người sáng lập cần thực hiện.

Tìm một người hướng dẫn để được định hướng và học hỏi: Việc tìm kiếm một cố vấn tiềm năng là bước quan trọng giúp bạn trở thành một người sáng lập thành công. Cố vấn này có thể là nhà sáng lập của các doanh nghiệp khác, giáo sư chuyên về khởi nghiệp tại các trường đại học, hoặc thậm chí là những người bạn đã tích lũy kinh nghiệm trong quản lý và vận hành doanh nghiệp. Đa số họ đều đã từng nhận được sự hỗ trợ từ người khác khi bắt đầu khởi nghiệp. Nếu bạn quyết tâm muốn tìm một người hướng dẫn để học hỏi, hãy thể hiện sự nhiệt huyết và kiên trì của mình trên con đường phát triển cùng họ. Hãy cho họ thấy rằng bạn đáng tin cậy và sẵn lòng hấp thụ kiến thức, có ý chí và kiên nhẫn để tiến xa trên con đường sự nghiệp cùng họ.

Theo dõi tin tức về các cuộc thi, chương trình khởi nghiệp: Để hiểu rõ xu hướng thị trường và nhu cầu của người dùng, quan trọng rằng bạn duy trì việc theo dõi tin tức và các sự kiện về Startup để nắm bắt chi tiết toàn cảnh về môi trường kinh doanh. Thông qua việc cập nhật tin tức thường xuyên, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về hoạt động của các công ty khác và từ đó xây dựng kế hoạch cho các dự án trong tương lai. Đồng thời, việc theo dõi tin tức cũng giúp bạn phát hiện những cơ hội tiềm ẩn và lợi thế từ các sự kiện và thông tin mà bạn tiếp nhận.

Không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức: Học về cách quản lý tài chính, vận hành doanh nghiệp, kỹ năng marketing, quản lý con người và phân tích thị trường. Hãy đọc sách, tham dự hội thảo và học hỏi từ những người đi trước. Trong thời đại công nghệ, việc bắt kịp các xu hướng mới như AI, blockchain, hoặc các mô hình kinh doanh sáng tạo là rất quan trọng. Là một Founder, bạn cần hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến thành lập và vận hành doanh nghiệp.

Chấp nhận và học hỏi từ thất bại: Mỗi thất bại đều mang lại kinh nghiệm quý giá, giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường và bản thân. Luôn tìm kiếm cách làm mới và cải thiện mô hình kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được câu trả lời chi tiết cho thắc mắc Founder và Co-founder là gì? Founder và Co-Founder đều đóng vai trò không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển một doanh nghiệp. Hiểu rõ sự khác biệt và tầm quan trọng của hai khái niệm này sẽ giúp các startup xây dựng được đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Thường xuyên cập nhật các bài viết mới nhất của Tanca để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào.

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật