Gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào công nghệ và phần mềm tự động hóa, gia tăng sử dụng robot. Dự đoán, trong 2 - 3 năm tới sẽ có làn sóng phát triển ngành này tại Việt Nam.
Dịch vụ tự động hóa là gì?
Ngày nay, công nghệ tự động hóa đại diện cho một lĩnh vực mới của các dịch vụ trên nền tảng đám mây; cho phép các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, vượt qua những phân tích và dự báo để thực hiện những hành động phù hợp và ứng dụng những cải tiến và đổi mới nhằm hướng đến thành công. Nó cung cấp những trải nghiệm dịch vụ đơn giản, tự động và bảo mật chưa từng có, thông qua việc tự hoạt động, tự bảo vệ và tự vá lỗi, các dịch vụ tự động trên nền tảng đám mây đang đề ra một quy chuẩn mới cho ngành công nghệ thông tin.
Theo đó, các “doanh nghiệp tự động” sẽ không đòi hỏi con người phải vận hành, duy trì, tích hợp, phát triển hay bảo vệ các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi. Thay vào đó, trí tuệ nhân tạo và công nghệ này sẽ kết hợp với nhau để quản lý tất cả mọi bộ phận, từ cơ sở dữ liệu đến công tác phát triển ứng dụng và cung cấp những thông tin chuyên sâu về hoạt động kinh doanh mà không cần đến sự tham gia của con người. Điều này cũng hỗ trợ tăng cường khả năng phục hồi của các doanh nghiệp trước những các nguy cơ công nghệ cao vượt trên an ninh mạng.
Mới chỉ áp dụng đơn giản
Lê Hoài Quốc, giám đốc khu công nghệ cao TP.HCM, đánh giá việc ứng dụng tự động hóa của các doanh nghiệp trong nước hiện nay mới chỉ ở mức đơn giản, bởi phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, lợi nhuận thấp. Việt Nam có 3 lĩnh vực tương đối mạnh trong ứng dụng công nghệ mới này, đó là: ngành sản xuất đồ uống; điện tử, công nghệ thông tin, linh kiện phụ tùng; sản xuất ôtô, xe máy. Sở dĩ các lĩnh vực này ứng dụng nhiều nhất là do đầu ra tương đối ổn định, thị trường lớn, doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư lớn và có điều kiện tiếp thu, làm chủ công nghệ...
Thực tế cho thấy, nhu cầu tự động hóa của doanh nghiệp trong sản xuất là xu thế chung hiện nay. Những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa muốn cạnh tranh phải giảm chi phí, mà giải pháp chính là ứng dụng tự động hóa vào sản xuất. Thực tế, mặt bằng lương công nhân ngày càng tăng, các thiết bị công nghệ robot ngày càng rẻ. Vì vậy, sẽ được doanh nghiệp sản xuất robot hóa vào quá trình sản xuất để giảm chi phí nhân công. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có những đơn đặt hàng lớn đều theo xu thế ứng dụng tự động hóa trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, tạo giá trị gia tăng cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với các ngành sản xuất thì tự động hoá doanh nghiệp giúp giảm áp lực áp lực quản lý và chi phí vận hành nhiều hơn, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh thu không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm. Riêng trong các ngành dịch vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực phù hợp để khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0, thì doanh thu tăng trưởng từ 1,5 đến 2 lần sau 1 năm triển khai, là hoàn toàn có thể.
Tiềm năng của các dịch vụ với khả năng tự nâng cấp, tự điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất khi đang vận hành một cách tự động, mới chỉ là sự khởi đầu. Tương lai khi dịch vụ tự động hóa trên nền tảng đám mây đem lại sự đơn giản, tự động và bảo mật cho mọi bộ phận của doanh nghiệp, cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho cải tiến và sáng tạo đang đến gần.
5 tác động mạnh đến doanh nghiệp
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, 5 động lực chính tác động mạnh vào tăng trưởng doanh thu khi doanh nghiệp được tự động hoá, bao gồm:
Giảm áp lực quản lý, từ đó giúp chủ doanh nghiệp có thời gian tập trung vào sáng tạo, phát triển sản phẩm mới và mở rộng quan hệ làm ăn.
Giảm chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí nhân sự và thất thoát lãng phí về thời gian, tiền bạc và những tiêu cực có thể phát sinh khi duy trì một mô hình cồng kềnh và quy trình vận hành chồng chéo, trì trệ, lạc hậu.
Tăng mạnh số lượng khách hàng mới, nhờ các công nghệ đột phá trong mảng marketing, đặc biệt trên môi trường di động và tại các điểm bán (cửa hàng, showroom…).
Tăng mạnh tỷ lệ khách hàng quay trở lại, nhờ công nghệ chăm sóc khách hàng tự động và các giải pháp giúp “giữ chân” khách hàng, tăng tối đa mức độ hài lòng của khách qua trải nghiệm mua hàng và dịch vụ sau bán.
Trở nên có sức hút hơn với các nhà đầu tư, nhờ một mô hình tinh giản và quy trình vận hành tự động, tài chính minh bạch và tăng trưởng ổn định trong trung hạn và dài hạn.