Ngày cập nhật 2024-11-23 18:00:36

Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp phổ biến và cách trả lời

(893 Bình chọn)

Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp sẽ bao gồm các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm,, nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn của bạn. Bên cạnh bài test tuyển dụng vị trí kế toán thuế (tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp), thành công vượt qua phỏng vấn cũng giúp bạn tiến gần hơn đến công việc mơ ước. Cùng Tanca tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn sau đây.

Tại sao nên chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc kế toán?

Có thể nói, trong số các vị trí kế toán thì kế toán tổng hợp là công việc đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe nhất. Vì một kế toán trưởng thường đảm nhiệm việc tính lương cho cán bộ công nhân viên, lập báo cáo chi phí, báo cáo thuế, báo cáo nội bộ định kỳ hay báo cáo tài chính, giao dịch với cơ quan thuế…

Với khối lượng công việc lớn cùng độ phức tạp cao nên các nhà tuyển dụng sẽ rất khó tính khi tuyển dụng cho vị trí này. Do đó việc chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn xin việc sẽ giúp bạn ứng phó tốt hơn với các tình huống, pass phỏng vấn vấn và nhận được offer tốt nhất.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn Data Analyst phổ biến

Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp thường gặp

Hãy giới thiệu bản thân và kinh nghiệm của bản thân?

Giới thiệu bản thân luôn là câu hỏi đầu tiên các nhà tuyển dụng hỏi ứng viên. Mục đích để xác nhận lại các thông tin trong CV của bạn. Với dạng câu hỏi này, bạn cần trả lời cẩn thận, có mục đích, tránh trả lời lan man, dài dòng.

Đối với kinh nghiệm làm việc, hãy trung thực về kinh nghiệm ở vị trí kế toán trước đây của. Nếu bạn trả lời tốt, bạn sẽ tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, từ đó giúp buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn.

Theo bạn, một nhân viên kế toán giỏi cần có những kỹ năng gì?

Một kế toán giỏi cần phải có nhiều kỹ năng sẽ hỗ trợ các phần khác nhau của công việc. Do đó, không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, hãy liệt kê khoảng 3 kỹ năng mà bạn nghĩ sẽ hữu ích nhất cho bạn trong công việc.

Một số kỹ năng cụ thể như: giỏi tính toán, cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tích, tư duy logic, khả năng dự đoán, kiến thức thuế…

Hãy kể về những báo cáo tài tài chính bạn đã từng thực hiện không?

Hãy thẳng thắn chia sẻ về kinh nghiệm làm báo cáo tài chính trước đây của bạn. Nhờ đó sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác trình độ và kinh nghiệm của bạn. Nếu trúng tuyển thì từ đó bố trí công việc phù hợp.

Hãy cho chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

Đối với những câu hỏi như vậy, bạn cần chọn lọc những điểm mạnh và điểm yếu của mình sao cho phù hợp nhất với công việc.

Hãy trung thực về điểm yếu của bạn và đề xuất cách khắc phục chúng. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn và cũng cho thấy bạn là một người trung thực, sẵn sàng học hỏi.

Hãy mô tả quy trình kế toán bạn từng viết hoặc chỉnh sửa?

Nếu bạn có kinh nghiệm xây dựng quy trình kế toán, bạn có thể dễ dàng mô tả nó cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp đánh giá chính xác chuyên môn và quy trình làm việc của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể trình bày những case study bạn từng thực hành trong quá trình học tập, thực tập.

Bạn đã từng sử dụng phần mềm kế toán nào trước đây?

Câu hỏi này có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng sử dụng các phần mềm của bạn. Do các vị trí kế toán tổng hợp thường xuyên phải vận dụng và sử dụng thành thạo nhiều phần mềm khác nhau hỗ trợ cho công việc.

Khi trả lời câu này, hãy nêu điểm mạnh của bạn trong từng phần mềm. Cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng phần mềm, nó đã hỗ trợ cho bạn những gì trong công việc.

Theo bạn, những khó khăn mà một kế toán thường gặp phải là gì?

Câu này giúp các nhà tuyển dụng đánh giá chính xác khả năng ứng biến của bạn trong các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Bạn có thể trình bày như sau: Là một kế toán tổng hợp, khó khăn mà tôi thường gặp phải là khối lượng công việc nhiều và liên quan đến thu chi. Vì vậy, các công ty luôn yêu cầu kế toán trưởng phải chính xác tuyệt đối.

Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn gặp sự cố, giải pháp của bạn là gì?

Hãy nói với nhà tuyển dụng về một số khó khăn mà bạn gặp phải trong công việc kế toán trước đây. Ví dụ: sự cố hệ thống phần mềm, sự cố thanh tra thuế, lỗi hợp đồng,... Mục đích của việc đặt câu hỏi là để kiểm tra những sự cố bạn đã gặp phải và cách giải quyết chúng.

Từ đó có sự sắp xếp công việc chính xác. Bạn cần phải mô tả giải pháp hiệu quả nhất, chẳng hạn như: làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, làm thế nào để cải thiện mức độ nghiêm trọng,...

Nếu bạn nhận được vị trí này, bạn nghĩ bạn có thể làm gì cho chúng tôi?

Thể hiện năng lực, kinh nghiệm, sự sáng tạo,… bằng cách chứng minh những đóng góp và thành tích trong quá khứ của bạn liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, bạn có thể chứng tỏ sự nhiệt tình, yêu thích công việc và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty, tổ chức bằng việc cam kết đáp ứng yêu cầu và hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu của bạn và bạn có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp của họ.

Cách bạn hạn chế phạm sai lầm trong quá trình làm việc?

Không ai là không có sai sót, tuy nhiên đã là kế toán thì phải hạn chế tối đa sai sót và luôn hướng tới mục tiêu không để xảy ra bất cứ lỗi nào dù là nhỏ nhất. Vì vậy, bên cạnh sự cẩn thận, kỹ càng trong công việc, phải luôn có sự so sánh trong công việc.

Đối với câu hỏi này, hãy cho người phỏng vấn thấy bạn xử lý những lỗi này như thế nào và bạn tự tin như thế nào về năng lực của bản thân.

Bạn sẽ làm gì nếu bảng cân đối kế toán không chính xác?

Cuối mỗi tháng, mỗi quý, kế toán trưởng phải lập bảng cân đối số phát sinh để theo dõi, cân đối sự biến động của các tài khoản trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và xử lý dữ liệu giao dịch, kế toán có thể mắc phải những sai sót khiến bảng cân đối kế toán bị sai sót.

Câu hỏi này giúp bạn thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của mình và khả năng xử lý sự cố của bạn khi chúng xảy ra tốt như thế nào.

Tại sao bạn lại nghỉ việc công ty cũ?

Đây là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường đặt ra. Trả lời những câu hỏi có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng như: “để phát triển nghề nghiệp”, “nơi làm việc có gần nơi bạn ở”, “muốn thay đổi môi trường sống”...

Lưu ý nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về mình thì đừng “nói xấu” sếp cũ nếu bị hỏi câu này nhé!

Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

Các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên câu hỏi này để tìm hiểu tham vọng của bạn khi ứng tuyển vào một công ty. Bạn nên cụ thể về mục tiêu nghề nghiệp của mình và chứng minh sự phù hợp giữa bạn và vị trí bạn đang ứng tuyển.

Điều này sẽ cho họ thấy được tiềm năng phát triển và đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.

Bạn quản lý nhân viên/ làm việc với team của mình như thế nào?

Bất kỳ người quản lý nhân viên nào cũng phải trải qua quá trình theo dõi > kiểm tra > đánh giá > hỗ trợ và điều chỉnh. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng làm việc đó. Điều đó thể hiện rõ phong cách quản lý của bạn.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn Trợ Giảng Tiếng Anh

Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán

Phỏng vấn cho vị trí kế toán không chỉ cần kiến thức chuyên môn sâu rộng, mà còn cần kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể giúp bạn thành công trong cuộc phỏng vấn:

Chuẩn bị kiến thức: Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về các nguyên tắc kế toán cơ bản, các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Các luật thuế tại nơi bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển cho một ngành cụ thể, hãy nghiên cứu về ngành đó.

Hiểu về công ty: Tìm hiểu về công ty, ngành nghề và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn là người làm việc tận tâm và chu đáo.

Chuẩn bị trả lời câu hỏi: Có nhiều câu hỏi phổ biến trong cuộc phỏng vấn kế toán, cụ thể Tanca đã gợi ý ở trên. Hãy chuẩn bị trước để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kế toán thường đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Hãy chuẩn bị một số tình huống ví dụ về cách bạn đã giải quyết chúng trong công việc trước.

Thể hiện sự chính xác và tập trung vào chi tiết: Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế toán là chính xác và sự chú ý đến chi tiết. Hãy chứng minh cho người phỏng vấn thấy bạn có những kỹ năng này.

Kỹ năng giao tiếp: Mặc dù kế toán là một công việc chủ yếu liên quan đến số liệu. Nhưng kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng. Bạn sẽ cần phải giao tiếp với các bộ phận khác trong công ty và có thể cần phải giải thích các khái niệm kế toán phức tạp một cách đơn giản và dễ hiểu. Do đó, hãy chứng tỏ rằng bạn có khả năng giao tiếp tốt.

Hiểu biết về phần mềm kế toán: Hãy đảm bảo rằng bạn am hiểu về các phần mềm kế toán phổ biến như Excel, QuickBooks, SAP, hay phần mềm mà công ty bạn đang ứng tuyển sử dụng.

Kỹ năng quản lý thời gian: Kế toán thường phải làm việc với nhiều deadline và áp lực thời gian. Hãy chứng minh rằng bạn có khả năng quản lý thời gian tốt.

Thái độ chuyên nghiệp: Mặc dù điều này đúng với bất kỳ vị trí nào, nhưng đối với kế toán, sự chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và bảo mật thông tin là rất quan trọng. Hãy thể hiện rằng bạn hiểu và tôn trọng những yếu tố này.

Biết lắng nghe: Trong quá trình phỏng vấn, đừng quên rằng bạn cũng cần phải lắng nghe. Điều này cho thấy bạn tôn trọng người phỏng vấn và quan tâm đến công ty.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên Remote

Mong rằng bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị buổi phỏng vấn xin việc sắp tới. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm phỏng vấn nhờ đó bạn có thể ghi điểm với các nhà tuyển dụng. Đừng quên theo dõi trang chủ của Tanca để tìm đọc thêm nhiều kiến thức thú vị bạn nhé!

Lê Thị Thuỳ Vi

Bài viết nổi bật

Bài viết mới
Bài viết liên quan